Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị

Cổ họng bị đau và sưng gây cản trở và cảm giác khó chịu cho người mắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được nguyên nhân và phương hướng điều trị cho tình trạng này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!

Tình trạng đau và sưng cổ họng

Nếu bạn thấy cổ họng mình bị đau và sưng chứng tỏ đang có sự viêm nhiễm tại vùng niêm mạc họng dẫn đến cảm giác vướng víu và khó chịu. Bạn có thể dễ dàng nhận biết sớm tình trạng này qua một số dấu hiệu sau đây:

- Vùng niêm mạc cổ họng bị sưng, nóng, đỏ và đau

- Cảm giác nóng rát và ngứa ngáy, nghẹn khi nuốt

- Có thể đi kèm cùng một số triệu chứng khác như: khô họng, ho khan, mất tiếng, ngạt mũi.

dai-va-sung-co-hong

Tình trạng đau và sưng cổ họng gây khó chịu cho người mắc

Nguyên nhân gây đau và sưng cổ họng do đâu?

Thông thường, tình trạng đau và sưng cổ họng có thể tự khỏi sau 5 ngày mà không cần bất kỳ một số phương pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, nếu họng đau và sưng kéo dài và ngày một nặng hơn thì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh lý dưới đây:

- Bệnh viêm họng: Viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tặng nguy cơ đau và sưng họng. Bệnh lý hình thành và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu khi hầu họng có dấu hiệu bị viêm do kích ứng, nhiễm trùng, dị ứng hoặc do một số nguyên nhân gây bệnh khác. Đối với người cao tuổi dễ bị mệt mỏi, đau đầu, thể lực suy yếu khi mắc bệnh này.

- Viêm thanh quản: Đây là một bệnh lý ở đường hô hấp trên, khiến cho cổ họng đau rát và sưng to. Bệnh lý này có thể xuất hiện và nhanh chóng tiến triển khi người bệnh thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, tiếp xúc với gió lạnh hoặc do nhiễm trùng.

Đối với những trường hợp cấp tính, bệnh viêm thanh quản thường khiến cổ họng sưng to kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như đau nhức mình mẩy, chân tay mỏi, khô họng, ớn lạnh, khạc đờm, ho và khàn tiếng. Đối với những trường hợp đã chuyển sang thể mãn tính, bệnh viêm thanh quản chủ yếu khiến bệnh nhân bị khàn tiếng, thường xuyên ho và khạc nhiều đờm vào mỗi buổi sáng.

- Viêm amidan: Amidan là hai hạch lympho ở hai bên cổ họng có chức năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi tác nhân gây viêm. Tuy nhiên, hai hạch này lại có thể bị viêm nhiễm và tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh khác. Những triệu chứng của bệnh viêm amidan tương tự như bệnh viêm họng, người bệnh sẽ nhận thấy một hoặc cả hai amidan có dấu hiệu sưng viêm, kích thước to hơn bình thường kèm theo cảm giác nóng rát. 

- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là vấn đề thuộc hệ tiêu hóa. Tuy nhiên bệnh lý này có thể gây tổn thương và làm sưng viêm niêm mạc cổ họng. Nguyên nhân là do axit dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản và cổ họng trong thời gian dài dẫn đến tình trạng ăn mòn, gây viêm và loét cổ họng. Nếu không kịp thời điểu trị, tình trạng có thể chuyển biến thành viêm họng mãn tính.

- Một số bệnh truyền nhiễm khác: Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính do nhiễm virus Paramyxoviridae. Bệnh sởi xuất hiện khiến bệnh nhân thường xuyên sốt cao, viêm kết mạc. Bên cạnh đó bệnh xảy ra đồng thời với một số bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp trên như bệnh viêm thanh quản và bệnh viêm họng.

nguyen-nhan-gay-dau-hong

Nguyên nhân gây đau và sưng ở cổ họng

Ngoài ra có thể kể đến một căn bệnh khác đó chính là chân tay miệng. Bệnh xuất hiện khiến bệnh nhân thường xuyên bị sốt cao, nổi nhiều mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng. Những mụn nước hình thành trong miệng khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác sưng đau ở cổ họng vô cùng khó khó chịu, cảm giác đau và nghẹn khi nuốt.

Phương pháp điều trị sưng, đau cổ họng

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như sau:

-Thuốc giảm đau hạ sốt: Đối với những trường hợp có cổ họng bị sưng do cơ thể bị nhiễm virus dẫn đến viêm, điều trị chủ yếu là dùng những loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng. Cụ thể như thuốc giảm đau hạ sốt Ibprofen, Paracetamol, khí dung corticoid + kháng sinh, thuốc xịt mũi…

- Thuốc kháng sinh: Đối với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh tương ứng. Thuốc này thường được sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày.

- Bù dịch và điều trị triệu chứng: Đối với những bệnh nhân bị sưng đau cổ họng do mắc phải các bệnh truyền nhiễm cấp tính, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu bù dịch kết hợp với những loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng, đồng thời nâng đỡ thể trạng.

- Thuốc đặc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Trong trường hợp cổ họng bị sưng đau phát sinh do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh sẽ được điều trị chủ yếu bằng những loại thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng khoa học.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân cũng lựa chọn phương pháp điều trị bằng thảo dược tự nhiên, giúp hạn chế tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây. Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho đối tượng người cao tuổi do sự lành tính của nó, bạn có thể thực hiện như sau:

- Trị đau họng bằng gừng tươi: Thành phần của gừng chứa các hoạt chất quan trọng gồm Gingerol, Zingerol và Shogaol. Đây đều là những hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu đờm và ức chế các hoạt động của virus. Ngoài ra loại thảo dược thiên nhiên này còn có tác dụng cải thiện triệu chứng buồn nôn, đau đầu và làm ấm phổi. Do đó khi mắc bệnh, người bệnh có thể sử dụng vài lát gừng tươi để ngậm. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng ho, sưng cổ họng và khàn tiếng.

- Uống nước chanh mật ong: Nước chanh mật ong khi được sử dụng sẽ phát huy tác dụng cân bằng chất điện giải, bù nước, cung cấp chất dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể. Khi mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, người bệnh nên thường xuyên uống nước chanh mật ong để nâng để thể trạng và bù chất lỏng.

tri-dau-hong-bang-thao-duoc

Phương pháp trị đau họng bằng tự nhiên

- Trà bạc hà giúp xoa dịu cơn đau họng: Các hoạt chất trong lá bạc hà mang đặc tính kháng khuẩn, cải thiện ngứa rát cổ họng, tiêu viêm và long đờm. Vì thế khi mắc bệnh, người bệnh có thể uống từ 1 – 2 ly trà bạc hà ấm mỗi ngày để làm dịu nhanh những tổn thương, tình trạng sưng viêm cổ họng. Đồng thời cải thiện các triệu chứng đi kèm gồm ứ đờm, khó chịu và ngứa ngáy ở cổ họng.

Tags: Phòng Ngừa , Cẩm Nang Mẹo Vặt
  • Currently 0/5
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)