Đờm có tự tiêu không? Cách loại bỏ đờm ra khỏi cố nhanh chóng!

Đờm có tự tiêu không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân mắc chứng ho có đờm lâu ngày không khỏi. Đờm trong cổ họng lâu ngày tăng nhiều lên, ứ đặc lại sẽ khiến bạn cảm thấy vướng víu và khó chịu và muốn loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và gợi ý cho bạn một số mẹo loại bỏ đờm khỏi cổ chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả vô cùng bất ngờ.

Ho có đờm là gì?

Ho có đờm là hiện tượng ho đi kèm với các chất dịch được tiết ra từ đường hô hấp (đờm) thông qua đường mũi và đường miệng. Ho có đờm không phải là hiện tượng hiếm gặp và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng.

Ho có đờm thường diễn ra nhiều hơn vào ban đêm đây là khoảng thời gian mà dịch nhầy tập trung nhiều ở vùng sau cổ nhất. Do vậy, khi người bệnh nằm ngủ sẽ kích thích phản xạ ho nhiều hơn.

Màu sắc của đờm mà người bệnh tống ra ngoài phụ thuộc vào thể trạng của người mắc và tình trạng tiến triển của căn bệnh ho có đờm này. Trong đó, màu sắc của đờm sẽ có 3 loại là:

- Trắng trong hoặc trắng đục

- Màu vàng xanh lá hoặc màu vàng

- Màu đỏ hoặc màu nâu

ho-co-dom-o-nguoi-lon

Ho có đờm ở người lớn

 

 

Nguyên nhân gây ra ho có đờm.

Ho có đờm có thể xảy ra bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, môi trường ô nhiễm... hoặc do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

- Vi khuẩn: Có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp và kéo theo các cơn ho dai dẳng kèm theo đờm nhầy.

- Virus: Có thể gây ra các bệnh cảm lạnh, cảm cúm và làm tổn thương phế quản, phổi. Điều này dẫn đến tình trạng tăng tiết chất nhầy và gây ra ho có đờm.

Do bệnh lao phổi: Người mắc bệnh lao phổi thường xuất hiện các cơn ho có đờm trong nhiều ngày. Đờm tiết ra có màu trắng đục. Trong một số trường hợp, đờm có thể lẫn máu. Đờm mủ có mùi hôi gây khó chịu. Ngoài tình trạng ho có đờm, người mắc sẽ cảm thấy đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm nhiễm. Bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp, từ đó gây tử vong.

- Ho có đờm do bệnh viêm phổi: So với lao phổi, tần suất ho của người bệnh viêm phổi sẽ dày hơn. Dịch đờm sẽ theo các cơn ho tống ra ngoài. Người bệnh thường cảm thấy tức ngực, khó thở, đặc biệt là khi ho. Đờm được đưa ra ngoài thường có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt.

- Ho có đờm do viêm phế quản: Ở những giai đoạn đầu, người bệnh chỉ xuất hiện những cơn ho khan. Càng để lâu, các cơn ho khan sẽ chuyển sang ho có đờm. Đờm của người bệnh viêm họng và viêm phế quản thường nhớt và tập trung phần lớn ở phế quản, có màu trắng đục hoặc màu vàng, màu xanh.

nguyen-nha-gay-ho-co-dom

Nguyên nhân gây ho có đờm

- Nguyên nhân ho có đờm do giãn phế quản: Giãn phế quản là giai đoạn kế tiếp của viêm phế quản khi người bệnh không điều trị hoặc điều trị dứt điểm. Người bệnh giãn phế quản thường xuất hiện các cơn ho có đờm màu trắng đục (giống với màu mủ) và đóng thành từng khuôn, đánh bật đờm ra ngoài rất khó khăn.

- Ho có đờm do viêm nhiễm đường thở: Viêm nhiễm đường thở làm phổi và niêm mạc thu hẹp, suy giảm hệ miễn dịch, từ đó hình thành nên các cơn ho có đờm lâu ngày không khỏi.

- Do cảm cúm: Cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn ho có đờm. Trước khi tiến triển đến ho có đờm, người bệnh thường sẽ có các cơn ho gió, ho khan. 

Ho có đờm do tác động của môi trường: Môi trường ô nhiễm, chứa qua nhiều bụi bẩn, khói hoặc việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm khuẩn là các tác nhân chính gây ra ho có đờm.

 

Có nên khạc đờm ra khỏi cổ không?

Thông thường cổ họng mỗi người thường sẽ chứa một lượng dịch nhầy nhất định. Việc khạc đờm sẽ làm các chất tiết, chất nhầy ở cổ họng bị thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khạc đờm ở người bình thường và những người có bệnh lý là hoàn toàn khác nhau.

Ở người bình thường, đờm chủ yếu là những chất nhầy, có thành phần là nước, muối, các kháng thể cùng các vi sinh vật trong mũi và cổ họng. Chính vì thế, bạn không nhất thiết phải khạc ra, hoặc có thể khạc ra nếu nó nhiều hơn bình thường, còn nếu không, bạn có thể nuốt xuống.

Trái lại, ở người đang mắc các bệnh về đường hô hấp, lượng đờm tiết ra nhiều hơn, đồng thời chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp cũng như mũi họng, ảnh hưởng đến đường thở cũng như việc ăn, uống, nuốt và nói của người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải thực hiện thao tác khạc đờm để đẩy chúng ra khỏi cơ thể, làm thông đường hô hấp, loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân có hại.

co-nen-khac-dom-ra-khoi-co-khong

Có nên khạc đờm ra khỏi cổ không?

 

Cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản cho người lớn

1. Khạc đờm tự nhiên

- Người bệnh khép miệng lại, hít thở chậm không khí vào mũi để đờm di chuyển xuống cổ họng. Lưu ý, bạn không nên hít quá mạnh dẫn đến nuốt đờm.

- Dùng cơ mặt phía sau cổ họng để uốn lưỡi thành hình chữ U nhằm đưa không khí cùng dịch nhầy, đờm ra phía trước.

- Khi cảm thấy họng đã chứa đầy đờm. Người bệnh cúi xuống, khạc đờm ra ngoài.

2. Ho

- Người bệnh hít thở sâu rồi giữ hơi thở ổn định trong khoảng 2 – 3 giây.

- Tiếp theo, hóp bụng, đồng thời ho nhẹ đủ để cho đờm có thể thoát ra ngoài. Chú ý không ho mạnh, tránh tình trạng bị rát họng sau khi thực hiện thao tác khạc đờm.

3. Kỹ thuật ho Huff

Kỹ thuật ho Huff (huff cough) là cách khạc đờm ra khỏi cổ hữu hiệu được áp dụng phổ biến trong trường hợp bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

- Ngồi ở tư thế thoải mái nhất, đầu hơi nghiêng.

- Hít một hơi thật sâu.

- Dùng cơ bụng thổi không khí ra ngoài với 3 hơi thở hoặc co cơ bụng lại để ho 3 tiếng nhỏ và ngắn. Việc này làm cho đờm được đẩy lên cao trong đường thở, khiến chúng dễ dàng bị tống ra ngoài trong lần ho cuối.

- Ho một cái thật mạnh, nếu đúng, đờm sẽ long ra.

 

Một số mẹo giúp loại bỏ đờm

1. Xông hơi: Bạn có thể tự xông hơi trị đờm ở nhà bằng cách tắm xông hơi toàn thân bằng việc tắm nước nóng và ở lại trong phòng tắm khoảng 10 phút để đờm và dịch nhầy loãng ra. Hoặc bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước sôi lớn (có thể cho vài giọt tinh dầu bạn yêu thích), rồi chùm khăn khô lên đầu và xông trong khoảng 10 phút. Cách này cũng sẽ giúp bạn tiêu đờm nhanh chóng.

2. Nước muối: Nước muối không chỉ là bài thuốc hữu hiệu trong việc chữa chứng ho có đờm mà còn tiêu đờm hiệu quả. Nước muối có tác dụng làm dịu cảm giác khô và ngứa rát cổ họng, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn và sát trùng đường hô hấp. Việc bạn cần làm là chuẩn bị một cốc nước ấm, hòa thêm một thìa muối tinh dùng súc miệng hàng ngày. Sau một thời gian, đờm sẽ tự tiêu biến.

3. Chanh: Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây đờm nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện bài thuốc đơn giản sau đây để điều trị đờm: pha nước cốt chanh với 1 thìa mật ong trong cốc nước ấm, uống nhiều lần trong ngày cho tới khi đờm được loại bỏ hoàn toàn. Ngoài bạn, bạn cũng có thể cắt chanh thành lát mỏng, cho thêm vài hạt muối rồi dùng để ngậm. Biện pháp này không chỉ đánh tan đờm mà còn có tác dụng chữa ho hiệu quả.

4. Gừng: Gừng là một loại thuốc có tác dụng thông mũi, chống lại các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng và viêm họng tốt. Không những vậy, gừng còn có tác dụng long đờm, giúp bạn thở dễ dàng hơn. Bạn nên kết hợp một ly nước đun sôi và vài lát gừng tươi, có thể thêm một chút mật ong để uống nhiều lần trong ngày.

5. Củ nghệ: Trong nghệ có chứa một số thành phần có tính sát trùng cao, có thể loại bỏ vi khuẩn,vi rút gây đờm, cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Cách sử dụng nghệ trong điều trị đờm là uống một cốc sữa nóng và một thìa cà phê bột nghệ vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Một cách khác là hòa ½ muỗng cà phê bột nghệ với một ly nước, uống 2-3 lần mỗi ngày.

6. Mật ong: Mật ong có vị ngọt và tính chống nấm, kháng khuẩn, kháng vi rút khá cao nên thường được sử dụng để tiêu đờm, làm dịu ngứa rát cổ họng, tăng cường hệ miễn dịch. Để sử dụng mật ong trị đờm, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Trộn một muỗng canh mật ong với một nhúm bột hạt tiêu đen hoặc trắng, uống hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể pha nước ấm và mật ong để uống mỗi ngày cũng cho kết quả rất tốt.

Tags: Ho có đờm
  • Currently 0/5
Đờm có tự tiêu không? Cách loại bỏ đờm ra khỏi cố nhanh chóng!
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)