Đờm kéo theo máu có nguy hiểm không? Chỉ bạn cách bình tĩnh xử lý khi ho khạc ra máu.

Khạc ra đờm kéo theo máu là điều khiến bệnh nhân vô cùng hoang mang và lo lắng thậm chí khiến nhiều người hoang mang mất ăn mất ngủ. Nếu bạn cũng là một trong số những người mắc phải tình trạng đó, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có góc nhìn sâu hơn về tình trạng đờm có lẫn máu.

Hiện tượng đờm kéo theo máu là gì?

Khạc ra đờm lẫn máu là hiện tượng phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất đờm ra ngoài. Tùy vào lượng máu lẫn trong đờm nhiều hay ít thì đờm sẽ có màu đỏ tươi hoặc hồng. Một số dạng khạc đờm ra máu thường thấy là:

- Khạc đờm có lẫn máu màu đỏ tươi

- Khạc đờm có màu đỏ tươi kèm theo bọt

- Khạc đờm kéo theo cục máu đông, người bệnh có thể đi kèm triệu chứng nóng ngực, khó thở, tức ngực.

- Khạc ra đờm có tia máu hoặc sợi máu nằm rải rác bên trong

- Khạc ra đờm có mùi hôi tanh khó chịu, đờm màu xanh hoặc vàng có lẫn ít nhiều máu.

Khạc ra đờm kéo theo máu

 

Nguyên nhân khiến khạc đờm ra máu

Khạc ra đờm đặc có dính máu tươi là do niêm mạc họng của bạn bị tổn thương dẫn đến sung huyết. Nguyên nhân gây ra bệnh rất đa dạng, trong đó điển hình như:

- Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus; gây ra triệu chứng khạc đờm ra máu.

- Tắc mạch phổi: Huyết khối bị vỡ và trôi nổi trong mạch máu của bệnh nhân, một vài trường hợp huyết khối không di chuyển và nằm sâu trong tĩnh mạch gây tắc mạch phổi. Tùy thuộc vào lượng máu bị tắc ít hay nhiều mà mức độ của bệnh sẽ có sự khác nhau. Khi mắc bệnh này, người bệnh thường ho hoặc khạc đờm ra máu.

- Viêm phổi: Viêm phổi là tình trạng tổn thương tổ chức phổi ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ hay còn gọi là phế nang. Bệnh nhân thường ho nhiều, ho có đờm hoặc khạc ra đờm có lẫn máu.

- Viêm phế quản: là tình trạng đường dẫn khí trong phổi vị viêm gây ra hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở. Lúc này người bệnh khó thở, thở khò khè, ho có đờm, rát họng, có máu trong đờm.

-Tổn thương đường hô hấp trên: Đường hô hấp trên bị tổn thương khiến cho họng bị đau rát, niêm mạc họng sưng phù và ứ máu. Khi cơ thế có phản xạ khạc đờm sẽ tạo ra áp lực làm cho mạch máu ở niêm mạc họng vỡ ra và dính vào đờm. Các bệnh làm cho đường hô hấp bị tổn thương chủ yếu là: viêm mũi, viêm amidan, viêm họng

Nguyên nhân khiến khạc đờm có lẫn máu

- Giãn phế quản: Giãn phế quản khiến làm cho phế quản và đường thở bị sưng to rồi sản xuất ra nhiều chất nhầy. Người bệnh có triệu chứng: hơi thở có mùi hôi, thở khò khè, khó thở, một số trường hợp khạc ra đờm có lẫn máu.

- Lao phổi: Khạc đờm kéo theo máu là triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân mắc lao phổi, kèm theo đó là triệu chứng giảm cân mất kiểm soát, thường xuyên đổ mồ hôi trộm vào đêm, cơ thể mệt mỏi suy nhược, sốt nhẹ về chiều.

- Viêm phổi tắc nghẽn mãn tính: Bệnh lý này làm tổn thương mạch máu, nhu mô phổi và đường thở nên tất yếu người bệnh sẽ bị khạc đờm ra máu, khó thở, đôi lúc có mủ trong đờm.

- Ung thư phổi: Đây là căn bệnh nguy hiểm nhất, người mắc ung thư phổi ngoài tình trạng khạc ra đờm lẫn máu còn có các triệu chứng khác như: đau lồng ngực, khó thở, thở khò khè, mất ngủ chán ăn, cơ thể suy yếu trầm trọng.

Nên làm gì khi khạc đờm có lẫn máu, lời khuyên từ chuyên gia y tế

Khi gặp phải tình trạng ho khạc ra đờm có máu cũng như bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải, người bệnh cần đến thăm khám và gặp ngay bác sĩ để tìm hướng giải quyết kịp thời, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cụ thể như:

- Chứng khạc đờm ra máu kèm theo cục huyết khối máu đông ở thể nhẹ, người bênh cần xử lý trường hợp này bằng cách nội soi phế quản.

- Đối với trường hợp lượng máu xuất hiện nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định một cuộc tiểu phẫu chụp phần động mạch phế quản và vị trí thuyên tắc mạch để thực hiện đóng tắt phần mạch máu.

- Trong trường hợp khạc đờm ra máu xuất hiện thường xuyên và lượng máu quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành truyền máu gấp đảm bảo bệnh nhân không bị mất máu quá nhiều.

Làm gì khi đờm có lẫn máu

Ngoài ra, người bệnh cũng cần phòng tránh tình trạng khạc ra đờm có máu bằng cách:

- Cung cấp đủ nước hằng ngày giúp làm loãng đờm, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

- Súc họng, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch vùng bị viêm nhiễm, làm tăng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt những tác nhân gây hại đang xâm nhập

- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại, hóa chất, khí thải, khói bụi, nấm móc, các tác nhân gây dị ứng, khói thuốc lá.

- Không sử dụng các chát kích thích rượu, bia, hút thuốc lá.

- Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều thịt, cá, trứng, các thực phẩm chứa nhiều chất sắt, đạm, kẽm, protein. Bổ sung các loại vitamin trong rau củ quả, nước ép trái cây để góp phần làm tăng sức đề kháng, nâng cao hệ  thống miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

- Xây dựng môi trường sống và làm việc trong lành, thoáng mát, sạch sẽ.

Tags: Phòng Ngừa , Khang Khí Linh
  • Currently 0/5
Đờm kéo theo máu có nguy hiểm không? Chỉ bạn cách bình tĩnh xử lý khi ho khạc ra máu.
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)