Ho khan và ho có đờm, phân biệt hai loại ho thường gặp và cách dứt điểm cơn ho

Ho khan, ho có đờm, cơn ho dai dẳng kéo dài là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý đường hô hấp. Đặc biệt là trong điều kiện môi trường sống có nhiều ô nhiễm không khí, thời tiết thay đổi thất thường lại càng khiến cho các cơn ho xuất hiện nhiều hơn.

Ho là gì?

Ho vốn là một phản xạ tự nhiên diễn ra khi có các vật thể lạ xâm nhập vào đường hô hấp của bạn. Dấu hiệu ho thường xảy ra nếu như trong cổ họng hoặc đường thở chứa những chất kích thích như: Chất nhầy, khói bui, các chất gây dị ứng, nấm mốc, phấn hoa, các vi sinh vật,... Cơn ho mà bạn có thể gặp phải là ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng hay cảm cúm, hoặc do các bệnh lý đường hô hấp.

Phân biệt ho khan và ho có đờm

Ho khan là một dạng ho nhưng không kèm theo đờm hoặc chất nhầy. Cơn ho khan có thể kéo dài, thường gặp khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các nguyên nhân gây ho khan có thể là: Dị ứng, hen suyễn, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản,... Ngoài ra, một vài bệnh lý như trào ngược dạ dày - thực quản, một số thuốc ức chế men chuyển, thuốc tim mạch hay các yếu tố môi trường cũng có thể là tác nhân dẫn đến cơn ho khan.

Ho có đờm là một trong các loại ho do cảm cúm, cảm lạnh. Ho có đờm thường xuất hiện từ từ, và đi kèm với các triệu chứng như sổ mũi, mệt mỏi, chảy dịch mũi sau. Cơn ho có đờm cho biết hệ hô hấp (bao gồm mũi, cổ họng, đường thở và phổi) của bạn đang tăng tiết chất nhầy, làm tắc nghẽn và cản trở sự lưu thông khí trong cơ thể. Ngoài cảm cúm và cảm lạnh, các yếu tố có thể gây ho có đờm là: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản cấp tính, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính.

ho-khan-ho-co-dom

Phân biệt ho khan và ho có đờm

Phương pháp điều trị ho hiệu quả bạn có thể tự thực hiện

Đối với ho có đờm, cách điều trị ho khi gặp cơn ho có đờm là ưu tiên làm sạch đường thở (mũi, miệng, họng) bằng nước muối sinh lý ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Nếu cơn ho kéo dài lâu ở người lớn, có thể điều trị ho cấp tính bằng các thuốc giảm triệu chứng (giảm ho, long đờm) hoặc dùng bài thuốc dân gian như mật ong, chanh, gừng,... để làm dịu bớt cơn ho.

Các phương pháp điều trị ho khan và ho có đờm cho người cao tuổi

Nếu gặp cơn ho khan kéo dài, đồng nghĩa với việc niêm mạc đường hô hấp của bạn bị khô và dễ kích ứng hơn. Vì thế, để điều trị ho khan, trước hết bạn cần làm ẩm, làm ấm đường thở bằng phương pháp xông hơi nước, xông hơi tinh dầu hoặc dùng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng của mình.

Trường hợp cơn ho khan kéo dài liên tục trong 3 tuần hoặc hơn, bạn cần sớm đi khám để kiểm tra chức năng hô hấp. Lúc này, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng,... có thể được bác sĩ chỉ định dùng nhằm giúp làm giảm bớt cơn ho cho người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa nguyên nhân gây ho

Các bước sau có thể làm giảm nguy cơ bị ho khan, hãy xem và áp dụng cho chính mình hoặc người thân bạn nhé!

- Tránh các chất gây kích ứng và dị ứng như hóa chất, lông thú cưng, nấm mốc và nước hoa,...

- Tránh khói thuốc lá và không hút thuốc lá.

- Rửa tay thường xuyên và thật kỹ bằng xà phòng để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.

- Uống nhiều nước và bổ sung vitamin từ trái cây.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí.

Trên đây là những thông tin giúp bạn phân biệt được các triệu chứng điển hình của ho khan và ho có đờm. Việc tìm hiểu và nắm bắt những thông tin về nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị giúp chúng ta ngăn ngừa và có biện pháp điều trị chính xác, đẩy lùi bệnh một cách nhanh nhất!

Tags: Phòng Ngừa , Ho có đờm
  • Currently 0/5
Ho khan và ho có đờm, phân biệt hai loại ho thường gặp và cách dứt điểm cơn ho
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)