Điểm danh 6 nguyên nhân gây ho khò khè thường gặp ở người cao tuổi

Ho khò khè là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, và nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó. Cùng điểm qua 6 nguyên nhân gây ho khò khè ở người cao tuổi là gì? Cách khắc phục bệnh một cách hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.

Ho khò khè ở người cao tuổi

Ho là một phản xạ nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể nhằm tống cái dị vật ra khỏi các phế nang, phế quản, hầu họng. Như vậy ho là một phản xạ có ích, nhưng nếu tần xuất ho quá nhiều sẽ gây khó chịu và làm tổn thương cơ quan hô hấp của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, nếu ho đi kèm khó thở khò khè thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn đang mắc một số bệnh về đường hô hấp.

Tiếng khò khè được tạo ra bởi luồng không khí đi qua đường thở bị hẹp hoặc bị chèn ép, khi đó luồng khí trở nên hỗn loạn gây ra những rung động lên thành đường thở. Khi sờ vào lồng ngực của bệnh nhân có thể cảm nhận được sự rung động của luồng khí len lỏi qua những khe hẹp gây nên. Ngoài ra cũng bắt gặp được những triệu chứng thường đi kèm theo ở bệnh nhân ho khò khè như: Mệt mỏi, đau cơ ngực, mặt tím tái nhợt nhạt, co kéo cơ hô hấp. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất rõ cổ họng bị khô và đôi khi xuất hiện cơn thở dốc, làm cơ thể khó chịu và mệt mỏi. Một số trường hợp bệnh nhân phải há miệng để thở vì đây là cách khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn. 

ho-kho-khe-o-nguoi-cao-tuoi

Ho khò khè ở người cao tuổi

 

Điểm danh 6 nguyên nhân gây ho khò khè ở người cao tuổi

Tình trạng ho, thở khò khè, có đờm, khó thở ở người lớn có thể nhận biết được trên lâm sàng, nhưng không phải dễ dàng có nhiều trường hợp khó nhận biết. Có thể kể đến 6 nguyên nhân chính gây ho khò khè ở người cao tuổi như:

1. Hen suyễn: Đây là tình trạng viêm nhiễm mạn tính đường dẫn khí ở phổi. Người mắc bệnh hen suyễn thường có triệu chứng thở khò khè, tức ngực, thở nhanh và ho nhiều. Làm cho ống phế quản của người bệnh bị viêm dẫn đến hiện tượng hẹp đường hô hấp vì thể người bệnh xuất hiện thở khò khè. Chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để bệnh hen suyễn nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh sẽ dễ dàng thuyên giảm hơn.

2. Hen phế quản: Hen phế quản là một bệnh lý mạn tính của phế quản, bệnh gây ra các phản ứng là tắc nghẽn phế quản gây hẹp đường hô hấp do tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Ngày nay trong thời đại công nghiệp hóa, bệnh nhân mắc hen phế quản đang có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chính do yếu tố di truyền và ô nhiễm môi trường như: khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, đồ ăn, khí hậu, nhiễm trùng đường hô hấp... Trong đó tỷ lệ người cao tuổi mắc hen phế quản chiếm phần lớn, do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

3. Bệnh viêm phế quản và viêm phổi: Đây là những căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Viêm phế quản là tình trạng viêm tại các phế quản, còn viêm phổi là tình trạng viêm ở nhu mô phổi. Cả hai bệnh đều được gây ra bởi các vi khuẩn, virus, nấm, chúng tạo ra những tổn thương ở đường dẫn khí tại phế nang làm kích thích đường hô hấp gây ho và kèm theo tiết đờm. Những tác nhân gây viêm này làm biểu mô ô hấp tăng tiết đờm rãi, gây co thắt khí phế quản tạo ra tiếng thở khò khè, đặc biệt vào ban đêm.

nguyen-nhan-gay-ho-kho-khe

6 nguyên nhân gây ho khò khè ở người cao tuổi

4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Đa số bệnh nhân mắc COPD là những người tiếp xúc nhiều với khói bụi, thói quen hút thuốc lá thường xuyên. Biểu hiện thở khò khè đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí thở ra bởi đáp ứng viêm tại đường thở. Biểu hiện của người bệnh là ho nhiều, khó thở, thở khò khè liên tục trong nhiều năm. Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới trên 40 tuổi sau một thời gian dài tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.

5. Ung thư phổi: Dạng ung thư phổi thường gặp nhất là ung thư biểu mô phế quản. Bệnh thường thấy ở những người hút thuốc lá lâu năm, làm việc trong môi trường độc hại. Triệu chứng điển hình là ho dai dẳng kéo dài, khò khè liên tục nhất là về đêm, thậm chí là ho ra máu. Ngoài ra cơ thể người bệnh còn suy nhược trầm trọng, sút cân nhanh.

6. Bệnh tim: Những tiếng thở khò khè ở người cao tuổi thường do những vấn đề ở đường hô hấp dưới gây ra. Đặc biệt, khò khè cũng có thể là do biến chứng bệnh tim mạch gây ra, vậy nên cần thăm khám kỹ lưỡng tại chuyên khoa hô hấp để có hướng điều trị đúng đắn nhất.

Phòng ngừa chứng ho khò khè ở người cao tuổi

Để cải thiện tình trạng ho, thở khò khè về đêm do các bệnh lý viêm đường hô hấp gây nên, người bệnh cần thực hiện theo những biện pháp sau:

- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học. Có chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất, giàu sắt như: rau xanh, cá hồi, thịt nạc... hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.

- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, chú ý luyện tập nhẹ nhàng tránh những bộ môn dùng nhiều sức lực như bóng chuyền, leo núi, chạy bộ.

phong-ngua-ho-kho-khe

Phòng ngừa triệu chứng ho khò khè

- Sử dụng những thảo dược có sẵn trong nhà như gừng tươi, chanh,... Một tách trà gừng có thể giúp làm giảm các cơn ho và giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn vào mỗi tối.

- Trên thực tế nghiên cứu cho thấy việc súc miệng bằng nước muối hằng ngày giúp cải thiện rất tốt triệu chứng ho, khó thở khò khè của bạn. Bạn có thể pha một thìa cà phê muối trắng cùng 1 ly nước ấm, súc miệng đều đặn 3 lần một ngày, con ho sẽ biến mất nhanh chóng.

Tags: Phòng Ngừa , Ho có đờm , Ho tức ngực
  • Currently 0/5
Điểm danh 6 nguyên nhân gây ho khò khè thường gặp ở người cao tuổi
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)