Ho nhiều ngày không hết thì uống thuốc gì? Và một số lưu ý khi sử dụng thuốc ho

Tình trạng ho nhiều ngày không hết khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và bất an, đó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Ho lâu ngày không hết là dấu hiệu của bệnh gì?

Ho là một phản ứng có lợi cho cơ thể nhằm bảo vệ đường hô hấp nhằm loại bỏ các dị vật, chất nhầy, chất kích thích dị ứng,.. ra ngoài để bạn không hít phải nó. Thông thường, các cơn ho không có gì đáng lo ngại và có xu hướng thuyên giảm nhanh sau thời gian ngắn.

Mặc dù vậy trong một số trường hợp, bạn có thể bị ho mãi không khỏi trong thời gian dài, thậm chí ngay cả khi đã sử dụng các loại thuốc trị ho. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do các chất gây kích thích từ môi trường ngoài nhưu khói bụi, hút thuốc lá, phấn hoa, lông động vật... hoặc do các bệnh lý ở đường hô hấp gây ra.

Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ho kéo dài mà bạn cần chú như:

- Hen suyễn: Cơn ho do hen suyễn thường xuất hiện theo mùa hoặc sau khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp hay tiếp xúc với các yếu tố kích thích như không khí lạnh, hóa chất, khói bụi. Đa số những người mắc bệnh này có thể gặp phải tình trạng ho khan kéo dài không khỏi.

- Viêm phổi: Bị ho lâu ngày không hết có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh viêm phổi với một số triệu chứng điển hình như: ho khan, đặc biệt là ho nhiều về đêm và có đờm, ho dai dẳng nhiều ngày không dứt, khó thở, sốt cao, tức ngực, suy nhược cơ thể.

- Viêm phế quản: Ho do viêm phế quản lâu ngày không khỏi do tình trạng sưng tấy xảy ra tại các ống phế quản gây tăng tiết chất nhầy làm kích ứng cổ họng dẫn đến ho.

benh-viem-phe-quan

Bệnh viêm phế quản

- Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh thường kèm biểu hiệu đau rát họng, khạc ra đờm có dính máu, khó thở hoặc thở gấp khi vận động, ngay cả vận động nhẹ. Bệnh thường gây ho kéo dài lâu năm đa số ở lứa tuổi sau trung niên, đặc biệt là những người hút thuốc lá nhiều, người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Ho lâu ngày do tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của một số thuốc ức chế men chuyển được dùng trong điều trị cao huyết áp và các bệnh tim mạch có thể khiến bạn bị ho kéo dài.

Ngoài một số nguyên nhân nêu trên, ho kéo dài còn gây nên do một số bệnh khác như: Giãn phế quản, viêm tiểu phế quản, dị ứng, bệnh xơ nang, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng chảy dịch mũi sau, hay nguy hiểm hơn là ung thư phổi.

Ho lâu ngày không khỏi uống thuốc gì?

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ho chính là chìa khóa giúp điều trị dứt điểm chứng ho dai dẳng của bạn. Khi đã xác định được chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện các biện pháp điều trị dứt điểm các bệnh lý khiến bạn bị ho, ví dụ như:

- Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn sử dụng nhưungx loại thuốc khác nhau phù hợp với từng nguyên nhân gây ho như: Thuốc kháng histamin, corticosteroid và thuốc thông mũi trong trường hợp ho do dị ứng và có chảy dịch mũi, thuốc hen suyễn dạng hít khi bệnh nhân mắc hen phế quản, thuốc kháng sinh khi có nhiễm trùng đường hô hấp, người ho do trào ngược dạ dày thực quản sử dụng thuốc chẹn acid.

thuoc-tri-ho

Các loại thuốc trị ho

Nếu cơn ho quá dữ dội gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc trị ho như thuốc giảm ho codein, thuốc long đờm N- Acetylcystein...

- Tránh xa các tác nhân gây bệnh: bỏ thuốc lá đối với những người có thói quen hút thường xuyên, hạn chế làm việc trong môi trường độc hại, tuân thủ các biện phòng hộ khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

- Với nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc: Bác sĩ có thể xem xét thay đổi loại thuốc điều trị cho bạn để tránh tác dụng phụ gây ho, đồng thời đảm bảo không ảnh hưởng đến bệnh lý mà thuốc đó đang điều trị. Bạn không nên tự ý dừng thuốc nếu không có ý kiến của bác sĩ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc ho trong quá trình điều trị

Những có tác dụng làm giảm cơn ho và được kê cho trường hợp ho khan sẽ không dùng được cho trường hợp bệnh nhân ho có đờm hoặc có biểu hiện của suy hô hấp. Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc người bệnh không nên dùng lâu dài mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc ho tại các hiệu thuốc về uống.

Trong trường hợp ho có đờm, bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc long đờm hoặc tan đờm. Không dùng kết hợp thuốc trị ho và thuốc long đờm vì khi đó đờm tiết nhiều hơn, bệnh nhân lại giảm ho thì không thể tiết đờm ra ngoài được.

Buổi tối trước khi đi ngủ không nên sử dụng thuốc long đờm vào thời gian này do khi ngủ, nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ hoạt động ít hơn ban ngày, khi nằm đờm sẽ ứ đọng lại trong cổ họng bệnh nhân nhiều hơn.

Như vậy chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về triệu chứng ho lâu ngày và một số lưu ý trong điều trị. Bệnh nhân không nên chủ quan trước tình trạng này mà cần chủ động theo dõi diễn biến, triệu chứng của bệnh và đi thăm khám sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, đúng cách nhất.

  • Currently 0/5
Ho nhiều ngày không hết thì uống thuốc gì? Và một số lưu ý khi sử dụng thuốc ho
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)