Khó thở khi ngủ về đêm, bạn đang mắc phải căn bệnh gì?

Khó thở sau khi tham gia các hoạt động thể chất hoặc trải qua những thời điểm căng thẳng cực độ là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, khó thở khi nằm thì ngược lại, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe bạn nên chú ý.

Các nguyên nhân gây ra khó thở khi nằm

Khó thở khi nằm là một chứng rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở tạm thời về đêm trong khi bạn đang ngủ. Tình trạng này thường xảy ra do tắc nghẽn đường thở, dẫn đến thiếu oxy trong máu. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khó thở khi nằm là:

- Bệnh tâm thần hoảng loạn.

- Ngáy khi ngủ.

- Viêm đường hô hấp.

- Mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

- Bệnh tắc nghẽn phổi hoặc các bệnh hô hấp mạn tính.

Ngoài các nguyên nhân này, thì một số thói quen sinh hoạt cũng góp phần làm gia tăng hiện tượng khó thở, ngưng thở khi đang ngủ như:

- Nằm xuống ngay khi vừa ăn xong, làm cho thức ăn dễ trào ngược lên thực quản hoặc tăng áp lực của thức ăn trong dạ dày xuống cơ hoành và chèn ép lên phổi. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này sẽ giảm dần sau vài giờ nếu bạn giữ tư thế ngồi cho đến khi thức ăn được tiêu hóa hết.

- Béo phì, thừa cân cũng có thể khiến cho bạn gặp chứng khó thở khi nằm, do trọng lượng dư thừa đè nén, tăng áp lực lên phổi. Ngoài ra, mặc quần áo quá chật cũng gây ra cảm giác tương tự.

Trong một số trường hợp, khó thở khi nằm còn là dấu hiệu cho thấy một vài người bệnh cần được đưa đi cấp cứu. Thường gặp nhất là ở người mắc bệnh tim, bị suy tim. Do đó, việc nắm rõ các nguyên nhân gây ra khó thở khi nằm và có biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.

Khó thở khi ngủ ở người cao tuổi

Triệu chứng thường gặp của chứng khó thở khi nằm

Nếu tình trạng khó thở khi nằm xảy ra do các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là các bệnh mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng kèm theo. Cụ thể là:

- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

- Đau đầu, đau họng khi ngủ dậy.

- Ho kéo dài, ho có đờm.

- Đau tức ngực, thở khò khè, thở gấp.

- Sốt, nhịp tim nhanh, khó thở mỗi khi vận động.

- Mất ngủ, tỉnh giấc thường xuyên.

Triệu chứng thường thấy của chứng khó thở khi nằm

Chẩn đoán và điều trị khó thở khi nằm 

Để có biện pháp điều trị chứng khó thở khi nằm hiệu quả, trước tiên bác sĩ cần thực hiện kiểm tra thể chất của người bệnh để xác định sơ bộ nguyên nhân cơ bản gây khó thở. Sau đó, bác sĩ sẽ tập trung vào các xét nghiệm bổ sung cần thiết:

- Chụp X-quang ngực: Kiểm tra, đánh giá chức năng tim và phổi qua hình ảnh.

- Siêu âm tim và điện tâm đồ: Giúp chẩn đoán các vấn đề gây khó thở do ảnh hưởng từ việc suy giảm chức năng tim.

Sau khi thực hiện khám và làm xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả và đề xuất hướng điều trị phù hợp. Quá trình điều trị khó thở khi nằm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân:

- Khó thở khi nằm do mắc bệnh hô hấp: Nếu bạn bị khó thở do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,... để giúp loại bỏ sự nhiễm trùng, hạn chế sự tích tụ của đờm và dịch nhầy.

- Khó thở khi nằm do béo phì: Giải pháp tạm thời đưa ra giúp bạn cải thiện tình trạng là nằm nghiêng thay cho việc nằm ngửa. Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng, tập luyện để giảm trọng lượng cơ thể cũng giúp cho sức khỏe của bạn tốt hơn.

- Khó thở khi nằm do tắc nghẽn phổi, viêm phế quản mạn, hen suyễn: Dùng các thuốc làm giãn phế quản dạng hít, thuốc chống viêm để giúp cải thiện chức năng đường thở.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ tình trạng khó thở khi nằm và có cách điều trị hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Tags: Phòng Ngừa , Cẩm Nang Mẹo Vặt , Khang Khí Linh , Ho tức ngực
  • Currently 0/5
Khó thở khi ngủ về đêm, bạn đang mắc phải căn bệnh gì?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)