Nhiều đờm xanh dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn đang tấn công cổ họng của bạn!
Ho nhiều đờm xanh là bệnh gì?
Ho ra nhiều đờm xanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh và đang chống chọi lại với chúng. Các loại vi khuẩn, virus, đặc biệt là trực khuẩn mủ xanh tấn công gây nên tình trạng viêm đường hô hấp. Kết quả là các tế bào phổi, phế quản tăng tiết dịch gây ho và có đờm.
Ho nhiều kèm đờm xanh
Ho nhiều đờm xanh là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc các bệnh sau đây:
- Viêm phổi: bệnh viêm phổi là tình trạng tổn thương các phế nang trong phổi, với tác nhân gây bệnh thường là vi khuẩn, virus và nấm. Một số trường hợp viêm phổi nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không ít trường hợp khác lại trở nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Khi phát hiện bị viêm phổi, người bệnh thường có triệu chứng như ho có đờm xanh lá cây, vàng hoặc nâu đỏ, kèm theo đó những cơn đau tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè. Bệnh nhân còn kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đổi mồ hôi, tim đập loạn nhịp, ăn uống không ngon. Có thể nói bệnh viêm phổi là một bệnh nguy hiểm, bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý hô hấp khác.
- Viêm phế quản cấp: Ho là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm phế quản cấp tính. Nếu do virus, ho có đờm ít, màu trắng. Còn nếu ho có đờm xanh lá cây hoặc vàng thì viêm phế quản là do vi khuẩn. Cơn ho có thể kéo dài tới vài tuần. Bệnh nhân thường gặp tình trạng sốt về chiều, hắt hơi sổ mũi, đau các cơ và khớp, ớn lạnh, mệt mỏi, khó thở, thở khò khè hơn sau khi ho, viêm họng. Viêm phế quản cấp ít khi dẫn tới biến chứng, điều trị sớm để phòng tránh bệnh trở thành mãn tính.
- Giãn phế quản: Triệu chứng phổ biến nhất của giãn phế quản là ho có đờm xanh kéo dài dai dẳng với lượng đờm lớn mỗi ngày, hoặc đờm có thể trong hoặc vàng. Tuy nhiên, cũng có một vài người chỉ ho ra lượng đờm rất nhỏ hoặc không có đờm. Ngoài ra, người bị giãn phế quản còn có một số biểu hiện khác như đau ngực, đau khớp, khó thở, thở khò khè, ho ra máu hoặc đờm lẫn máu, ngón tay dùi trống. Bên cạnh đó, giãn phế quản cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi. Người bệnh ngày càng khó thở, ho có đờm đặc màu xanh, nhiều hơn bình thường hoặc đờm có mùi hôi khó chịu, ho ra máu, đau ngực dữ dội và rất mệt mỏi.
Bệnh giãn phế quản
- Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh viêm đường hô hấp gây khó thở do đường thở do sự thu hẹp của phổi. Ngoài triệu chứng khó thở, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn ho mãn tính kéo dài, đờm tiết ra ngày càng nhiều. Giai đoạn đầu đờm sẽ có màu trắng, nếu như có dấu hiệu nhiễm trùng, đờm sẽ chuyển màu hơi vàng hoặc xanh lá cây.
Màu sắc của đờm nói lên tình trạng sức khỏe của bạn
Sự tiết đờm nhằm để cản trở sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh cho cơ thể, chúng cũng có thể cung cấp thông tin nói về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ho có đờm xanh, nhiều trường hợp ho có đờm màu vàng, nâu, đỏ, đen:
- Đờm màu trắng đục: một biểu hiện của viêm xoang và nghẹt mũi, bởi khi đường thở bị viêm, đờm trong đường hô hấp có thể bị đặc lại và chuyển sang màu trắng đục.
- Đờm đỏ hoặc hồng: đường hô hấp hoặc phổi của bạn đang bị tổn thương dẫn đến xuất huyết. Một nguyên nhân khác là do ho nhiều dẫn đến vỡ các mạch máu gây nên hiện tượng chảy máu.
- Đờm vàng: vi khuẩn và vi rút đã tấn công vào đường hô hấp của bạn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhẹ.
- Đờm nâu: cũng cảnh báo tình trạng chảy máu bên trong cơ thể, tuy nhiên, lúc này máu đã khô lại nên chuyển thành màu nâu
- Đờm đen: đường hô hấp của bạn có thể bị nhiễm nấm, đặc biệt là đối với những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
Điều trị và phòng ngừa ho có đờm xanh kéo dài
Ho có đờm xanh kéo dài là thể hiện tình trạng viêm nhiễm đang dần trở nặng cần phải điều trị sớm. Sau đây là một số phương pháp điều trị và cải thiện giúp bệnh nhân nhanh khỏi bệnh và cảm thấy dễ chịu hơn:
- Dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ: Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn bệnh nhân sẽ được kê thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm sẽ giúp làm giảm sự tổn thương của niêm mạc đường hô hấp. Trong trường hợp lượng đờm tiết nhiều, việc sử dụng thuốc long đờm giúp làm giảm độ nhớt và đặc quánh của đờm, khiến chúng dễ dàng di chuyển và tống ra khỏi đường hô hấp.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Việc uống đủ nước giúp làm loãng đờm để chất nhầy dễ dàng thoát ra khỏi đường hô hấp. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống một số loại nước khác như trà thảo mộc, nước ép hoa quả, đặc biệt là trà mật ong chanh giúp giảm kích ứng cổ họng, làm dịu cổ họng đau rát.
- Súc miệng họng bằng nước muối: Súc miệng họng bằng nước muối làm cản trở sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng và cổ họng, làm dịu cổ họng khi bạn ho nhiều và dài ngày.
Phòng ngừa ho có đờm lâu ngày
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như biết them được cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Đặc biệt, khi có triệu chứng ho có đờm xanh kéo dài, hãy nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời!
-
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
-
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
-
Ho có ăn được trứng gà không
-
Ho ra đờm có màu trắng đục, đừng chủ quan đó có thể là cảnh báo bất thường từ cơ thể bạn
-
Ho ra đờm màu đen là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh gì?
-
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
Cổ họng bị đau và sưng gây cản trở và cảm giác khó chịu cho...
-
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm... -
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ... -
Viêm phế quản ở người lớn có lây không?
Viêm phế quản ở người lớn có lây không là thắc mắc của rất nhiều...