Ho dữ dội về đêm ở người già, cảnh giác những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe
Ho dữ dội và kéo dài về đêm ở người cao tuổi
Ho là một phản xạ của cơ thể giúp là sạch cổ họng hoặc để tống dị vật ra ngoài, nhưng khi ho kéo dài, dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc, đặc biệt ho về đêm khiến người bệnh mất ngủ, tinh thần mệt mỏi,...
Người già hay ho về đêm đây không phải là một bệnh mà chỉ là một biểu hiện của bệnh lý nào đó, thường hay gặp nhất là bệnh phổi. Nguyên nhân sâu xa gây ra ho kéo dài về đêm là do tái cấu trúc đường thở. Khi đường hô hấp bị viêm, nhiễm trùng lâu ngày sẽ khiến cho các tế bào niêm mạc phổi, phế quản tăng sinh, tái cấu trúc. Hậu quả là làm cho người bệnh hít vào không đủ O2, thở ra không hết CO2, khí bị đọng lại bên trong phế nang, kích thích niêm mạc phế quản, phổi gây ho kéo dài. Tái cấu trúc đường thở còn làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm, làm tăng nhạy cảm với tác nhân có hại như: Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi, khói bụi,… khiến cho tình trạng ho kéo dài tái phát, đặc biệt là vào ban đêm.
Ho kéo dài về đêm
Nguyên nhân gây ho kéo dài về đêm
1. Nhiễm trùng đường hô hấp
Nguyên nhân gây ho kéo dài do nhiễm trùng ở nước ta thường do lao phổi.
Triệu chứng gợi ý : Ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm vướng máu có thể từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực,nặng sẽ gây khó thở.
Chẩn đoán bằng: chụp X quang phổi và xét nghiệm đờm.
Bệnh có tính lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
2. Hội chứng chảy dịch mũi sau
Hội chứng chảy dịch mũi sau xảy ra khi dịch nhày chảy từ khu vực mũi xuống họng. Về đêm hiện tượng này xảy ra nhiều hơn, dễ hơn do tư thế nằm.
Hội chứng chảy dịch mũi sau xuất hiện đặc trưng khi cơ thể tiết ra dịch nhày nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi cơ thể bị cảm lạnh, cúm hay dị ứng. Khi dịch nhày chảy xuống thành sau họng sẽ kích thích khởi phát phản xạ ho và gây ra hiện tượng ho về đêm.
Các triệu chứng khác của hội chứng chảy dịch mũi sau bao gồm:
- Đau họng
- Cảm thấy có khối vướng ở trong họng
- Khó nuốt
- Chảy nước mũi
- Hen phế quản
- Ho trong hen phế quản thường xuất hiện vào ban đêm và lúc gần về sáng
3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease - GERD) là một loại trào ngược acid mạn tính. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi luồng trào ngược từ dạ dày mang acid ngược lên thực quản. Acid trong luồng trào ngược từ dạ dày có thể gây kích thích thực quản và khởi phát phản xạ ho.
Các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
- Ợ nóng
- Đau ngực
- Ợ lên thức ăn hoặc dịch chua
- Cảm thấy như có khối nghẹn ở cổ họng
- Ho mạn tính
- Đau họng mạn tính
- Khàn tiếng nhẹ
- Khó nuốt
Nguyên nhân gây ho kéo dài về đêm
4. Viêm phế quản tăng eosinophil không do suyễn
Là nguyên nhân ngày càng được công nhận gây ra ho mạn tính chiếm khoảng 20-25 % các nguyên nhân gây ho mạn tính. Bệnh nhân thường có tiền căn dị ứng.
Chẩn đoán dựa vào có tăng lượng eosinophil trong đàm >3 %, không ghi nhận tình trạng tắt nghẽn đường hô hấp. Đáp ứng với điều trị corticoid hít
5. Hen phế quản
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết. Và ho là một trong những triệu chứng tiêu biểu của hen phế quản. Ho trong khi diễn ra cơn hen bình thường là ho khan, khi kết thúc cơn hen hoặc khi hen phế quản bội nhiễm là ho có đờm. Ho trong hen phế quản thường xuất hiện vào ban đêm và lúc gần về sáng.
Với hen phế quản, hiếm khi xuất hiện duy nhất triệu chứng ho. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Thở khò khè
- Khó thở
- Cảm giác nặng ngực hoặc đau ngực
- Cơn ho hoặc cơn khò khè
- Tiếng rít khi thở ra
6. Dãn phế quản
Chiếm khoảng 4% nguyên nhân ho kéo dài
Triệu chứng: Ho đàm mạn, có thể kèm ho ra máu, hoặc khó thở thường là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng hô hấp mạn tính, từng nhiễm lao.
Chẩn đoán: X Quang, CT ngực
7. Ung thư phế quản
Ho kéo dài chiếm khoảng 2% các trường hợp
Triệu chứng gợi ý: Ho mới xuất hiện hoặc thay đổi ở những người hút thuốc lá lâu năm, ho kéo dài trên một tháng sau ngưng hút thuốc lá, kèm ho ra máu
X nghiệm: X Quang phổi, CT ngực, nội soi phế quản sinh thiết
Trị ho về đêm cho người cao tuổi bằng phương pháp tự nhiên
Bên cạnh việc dùng các thuốc tân dược, thì cách trị ho về đêm cho người lớn có thể áp dụng thêm các phương pháp sau:
- Kê gối đầu cao hơn trong khi ngủ: Dùng một chiếc gối mềm kê cao phần đầu lên sẽ giúp đường hô hấp mở, hạn chế chất nhầy và đờm chảy ngược ra phía sau xoang mũi, giảm bớt sự kích ứng cơn ho hiệu quả, đặc biệt với cơn ho có đờm. Cách này cũng giúp những người thường có cơn ho về đêm, đặc biệt là ho do hen suyễn dễ duy trì giấc ngủ hơn.
- Giữ độ ẩm cho niêm mạc đường thở: Niêm mạc mũi, miệng quá khô cũng là nguyên nhân khiến cho cơn ho xuất hiện khi bạn hít phải luồng không khí lạnh hoặc nóng đột ngột. Vì thế, dùng máy làm ẩm không khí hoặc xông hơi nước ấm trước khi đi ngủ là cách giảm ho mà bạn nên thử. Hơi nước nóng cũng giúp làm loãng đờm và chất nhầy, dễ tống xuất chúng ra khỏi phổi, phế quản hơn.
- Dùng nước muối, mật ong trước khi ngủ: Dùng nước muối để súc miệng, súc họng giúp sát khuẩn niêm mạc đường thở và giảm ho, giảm ngứa họng nhanh chóng. Hoặc bạn cũng có thể dùng mật ong nguyên chất để sát trùng họng, chống viêm. Mật ong cũng giúp giảm kích ứng cơn ho và bảo vệ đường hô hấp hiệu quả hơn.
- Dùng trà thảo dược: Các loại trà thảo dược như trà gừng, trà mật ong chanh, trà quế, trà bạc hà, trà cam thảo… đều có lợi ích trong việc làm dịu cổ họng và giảm những triệu chứng của cơn ho về đêm.
-
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
-
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
-
Ho có ăn được trứng gà không
-
Ho ra đờm có màu trắng đục, đừng chủ quan đó có thể là cảnh báo bất thường từ cơ thể bạn
-
Ho ra đờm màu đen là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh gì?
-
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
Cổ họng bị đau và sưng gây cản trở và cảm giác khó chịu cho...
-
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm... -
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ... -
Viêm phế quản ở người lớn có lây không?
Viêm phế quản ở người lớn có lây không là thắc mắc của rất nhiều...