Bệnh hen suyễn uống thuốc gì? Bệnh có thể chữa khỏi được không?
Hen suyễn là bệnh gì?
Bệnh hen suyễn hay còn gọi là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính, bệnh gây nên sự sưng phù ở lớp niêm mạc ống phế quản, xảy ra sự viêm nhiễm và dễ bị kích ứng dẫn đến việc tạo ra chất nhầy nhiều và đặc hơn ở các tế bào lót đường thở. Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp. Khi đó bệnh nhân sẽ phải đối diện với tình trạng ho, nặng ngực, khó thở và khò khè vô cùng khó chịu.
Bệnh hen suyễn là gì?
Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn là bệnh nhân xuất hiện cơn hen, một cơn hen sẽ có biểu hiện: Khó thở, thở tiếng cò cử, thường xảy ra ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh như hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, thở ra, nặng hơn một số trường hợp phải há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn khó thở giảm dần và ho khạc ra đờm trong và đặc dính.
Ngoài ra các triệu chứng không điển hình có thể kể đến như:
- Ho dai dẳng lâu ngày, ho nặng hơn về đêm
- Khó thở, tức ngực hoặc nặng ngực
- Thở ra khò khè, là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen ở người già và trẻ nhỏ
- Mất ngủ do khó thở ở người cao tuổi
- Các cơn ho hoặc thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do vi rút đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Triệu chứng bệnh hen suyễn
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn đang trở nên nặng hơn, người bệnh cần hết sức chú ý bao gồm:
- Các biểu hiện bệnh hen suyễn lặp lại thường xuyên và khó chịu hơn.
- Mặt nhợt nhat, toát mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không cung cấp đủ lượng Oxy
- Tình trạng khó thở ngày một tăng, sức khỏe suy yếu
- Nhu cầu sử dụng cắt cơn thường xuyên hơn.
Đó chính là các triệu chứng thường gặp ở bệnh hen suyễn. Tuy nhiên ở mỗi người bệnh, triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng và mức độ viêm nhiễm từng người.
Đối tượng mắc bệnh hen suyễn
Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:
- Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Trẻ nhỏ bị dị ứng, chàm, người có cơ địa dị ứng
- Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
- Người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi độc hại
- Người thừa cân, béo phì...
Sử dụng thuốc gì để kiểm soát bệnh hen suyễn?
Dưới đây là những thuốc thường được bác sĩ chỉ định là giảm cơn hen do hen suyễn gây ra:
1. Thuốc corticosteroid dạng hít: Đây là một trong những loại thuốc phổ biến nhất dùng để điều trị hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn dị ứng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tình trạng sưng viêm ở phổi. Thuốc trị hen phế quản dạng này có tác dụng chậm, thuốc mất vài tiếng đồng hồ để phát huy tác dụng.
2. Short-acting beta agonists (SABAs): SABAs là nhóm thuốc trị hen phế quản có tác dụng nhanh, thuốc phát huy tác dụng chỉ sau vài phút. Những loại thuốc SABAs thường gặp là Salbutamol, Terbutalin và Fenoterol.
3. Thuốc kháng Leukotriene: Thuốc kháng Leukotriene giúp điều trị bệnh hen suyễn bằng cách ức chế những hóa chất gây viêm tiết ra bởi hệ miễn dịch. Thuốc có ưu điểm là ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp dùng cho các trường hợp hen suyễn nhẹ.
4. Long-acting bete agonists (LABAs): LABAs là loại thuốc làm giãn phế quản, có tác dụng kéo dài. Người bệnh không nên dùng thuốc này đơn lẻ mà nên dùng kết hợp với một số loại thuốc trị hen suyễn khác. Lưu ý ngưng dùng thuốc ngay sau khi đã kiểm soát được cơn hen.
5. Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine giúp ức chế chất sinh học histamine trong cơ thể – một nhân tố then chốt gây ra các phản ứng dị ứng. thuốc có tác dụng tương đối tốt và có thể mua hiệu thuốc.
Thuốc kháng Histamine điều trị hen suyễn
6. Thuốc Omalizumab: Omalizumab là một trong những loại thuốc trị hen suyễn dị ứng đặc hiệu. Thuốc có tác dụng gắn kết với Globulin miễn dịch E, làm giảm lượng IgE tự do gây kích hoạt các quá trình dị ứng. Thuốc thường được sử dụng cho các trường hợp mắc hen suyễn nghiêm trọng.
7. Thuốc corticosteroid dạng uống: Thuốc corticosteroid có tác dụng cắt nhanh các cơn ho một cách nhanh chóng, thuốc có tác dụng trong một thời gian ngắn. Nhưng nếu không biết cách sử dụng hợp lý, thuốc rất dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn trên toàn thân.
8. Thuốc Theophylline: Theophylline là một loại thuốc giúp giãn phế quản, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của hen suyễn như thở khò khè, tức ngực, đặc biệt là chứng ho về đêm. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể xuất hiện những tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thần kinh. Nên dùng thuốc với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
9. Magie sulfate: Bác sĩ sẽ kê cho bạn sử dụng thuốc trị hen suyễn có chứa magie sulfate để cắt các cơn hen cấp tính. Tiêm magie sulfate vào tĩnh mạch sẽ giúp thư giãn các cơ bị co thắt xung quanh đường dẫn khí, khiến bạn dễ thở hơn. Loại thuốc này còn giúp giảm tình trạng sưng viêm bên trong đường dẫn khí.
Giải đáp thắc mắc: Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?
Nhiều bệnh nhân băn khoăn hen suyễn có chữa được không, các bác sĩ cho rằng, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn được nhưng có thể kiểm soát bệnh và giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thay vì thường xuyên lo lắng rằng bệnh hen suyễn có chữa được không, người bệnh nên lưu tâm tuân thủ điều trị hen suyễn bằng cách:
- Sử dụng các loại thuốc xịt hen suyễn
- Dùng thuốc đúng phác đồ để duy trì tình trạng ổn định của bệnh
- Tránh xa các yếu tố kích phát cơn hen như: thay đổi thời tiết, nhiễm trùng hô hấp do vi rút hay vi khuẩn, tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bặm...
- Tập thể dục nhẹ nhàng, không gắng sức, nghỉ ngơi giữ tâm lý luôn thoải mái.
-
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
Cổ họng bị đau và sưng gây cản trở và cảm giác khó chịu cho...
-
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm... -
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ... -
Viêm phế quản ở người lớn có lây không?
Viêm phế quản ở người lớn có lây không là thắc mắc của rất nhiều...