Kháng sinh đường hô hấp, hiểu đúng thuốc giúp điều trị bệnh hiệu quả!
Nguyên tắc điểu trị thuốc kháng sinh cho đường hô hấp
Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Hai vị trí tác dụng của kháng sinh trên vi khuẩn là thành tế bào và tế bào chất của vi khuẩn.
Hầu hết các bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp là do virus gây nên, bệnh có thể tự khỏi mà không cần thuốc điều trị theo toa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết. Đôi lúc dấu hiệu của nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn gần tương tự nhau, làm ta rất khó phân biệt chúng. Để đưa ra quyết định về việc sử dụng kháng sinh chúng ta cần xác định rằng người bệnh có nhiễm khuẩn hay không. Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị đúng đắn.
Các loại thuốc kháng sinh đường hô hấp
1. Penicillin V
Penicillin V là một trong những loại thuốc kháng sinh đường hô hấp thuộc nhóm Beta Lactam. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh đường hô hấp như: Nhiễm trùng liên cầu khuẩn, viêm phổi, nhiễm trùng ảnh hưởng đến vùng hầu họng. Penicillin V được sản xuất dưới dạng viên nén và dung dịch. Đối với dạng dung dịch uống, trước khi dùng, người bệnh nên lắc chai kỹ. Khi sử dụng nên đo chính xác liều dùng. Có thể uống Penicillin V chung với thức ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc uống thuốc trước khi ăn 1 tiếng và sau ăn 2 tiếng sẽ giúp Penicillin V được hấp thu tốt hơn.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Không sử dụng thuốc Penicillin V cho người bị dị ứng với các thành phần chứa trong thuốc này hoặc dị ứng với các loại kháng sinh khác
- Người có tiền sử mắc bệnh thận hoặc bệnh phenylceton niệu không nên dùng vì thuốc chứa aspartam
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng, trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định
- Không dùng Penicillin V chung với thuốc tránh thai và một số loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetrtacycline
Penicillin V là thuốc kháng sinh đường hô hấp phổ biến
2. Amoxicillin
Amoxicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Amoxicillin chỉ mang lại hiệu quả điều trị ở những đối tượng mắc bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thuốc còn được phối trộn chung với các loại kháng sinh khác giúp điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Amoxicillin được dùng dưới dạng đường uống. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và mức độ bệnh mà liều dùng và thời gian sử dụng thuốc ở mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, để giảm thiểu những rủi ro không mong muốn trong quá trình uống thuốc, người bệnh nên dùng Amoxicillin theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý khi dùng thuốc:
Khi sử dụng Amoxicillin điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh nhân nên chú ý những điểm sau:
- Không sử dụng Amoxicillin nếu cơ địa bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với thuốc
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng Amoxicillin điều trị bệnh để tránh ảnh hưởng đến con
- Thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai. Do đó, không nên dùng Amoxicillin khi đang sử dụng các biện pháp ngừa thai
- Người bị phenylketonuria niệu nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng Amoxicillin bởi thuốc có chứa phenylalanine.
Amoxicillin là kháng sinh đường hô hấp giúp điều trị bệnh do nhiễm khuẩn
3. Azithromycin
Azithromycin là thuốc kháng sinh nhóm Macrolid, thường dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Vì vậy, thuốc không mang lại tác dụng ở trường hợp mắc bệnh hô hấp do vi rút. Bệnh nhân nên uống Azithromycin theo đơn hướng dẫn của bác sĩ. Liều lượng và thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào triệu chứng bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Không nên lạm dụng Azithromycin bởi thuốc có thể gây các phản ứng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng hoặc táo bón,… Ngoài các tác dụng phụ này ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các biểu hiện bất thường khác sau khi dùng thuốc như ù tai, phát ban hoặc ngứa âm đạo
- Người bị dị ứng Azithromycin không nên sử dụng
- Không sử dụng Azithromycin với các loại thuốc kháng sinh đường hô hấp khác
Azithromycin là thuốc kháng sinh nhóm Macrolid
4. Clarithromycin
Clarithromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh Macrolid. Thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Clarithromycin được sản xuất dưới dạng hỗn dịch bao và viên nén với hàm lượng hỗn dịch là 125 mg/5 ml và 250 mg/5 ml và viên nén là 250 mg và 500 mg.
Clarithromycin thường được chỉ định thay thế cho Penicillin ở những đối tượng bị dị ứng với Penicillin khi bị nhiễm trùng dẫn đến viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan hoặc viêm xoang cấp. Thông thường, thuốc được dùng chung với thức ăn. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe của mỗi người.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Tránh lạm dụng Clarithromycin điều trị bệnh đường hô hấp. Bởi việc sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, mất ngủ, hoa mắt hoặc suy chức năng gan.
- Thuốc chống chỉ định dùng ở người bệnh bị suy gan, thiếu máu cơ tim cục bộ, người mẫn cảm với kháng sinh nhóm Macrolid
- Người đang dùng thuốc Terfenadline, Pinozide và Cisapride không nên dùng Clarithromycin
- Không dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú hoặc mẹ bầu khi chưa nhận được sự cho phép từ bác sĩ
Clarithromycin điều trị viêm họng, viêm tai giữa
5. Clindamycin
Clindamycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Lincomycin. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn như nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, Clindamycin còn có tác dụng giúp chữa nhiễm trùng ở các cơ quan nội tạng hoặc cơ quan sinh sản nữ.
Clindamycin được sản xuất dưới dạng viên nang và thuốc tiêm với hàm lượng cụ thể lần lượt là 5 mg, 75 mg, 150 mg, 300 mg và 150 mg/ml, 2 ml. Clindamycin dạng tiêm thường được tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch. Thuốc sẽ được tiêm bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tá. Người bệnh không tự ý tiêm thuốc tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Người mắc bệnh Crohn, viêm đại tràng hoặc các bệnh rối loạn đường ruột khác không nên dùng Clindamycin chữa bệnh
- Bệnh nhân bị hen suyễn hoặc dị ứng với Aspirin nên thận trọng khi dùng Clindamycin. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Người bệnh gan, dị ứng với thuốc nhuộm thực phẩm nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng
- Clindamycin có thể gây đau dạ dày, tiểu ít, tiêu chảy, phát ban, ngứa âm đạo, buồn nôn hoặc miệng có vị kim loại nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều
Clindamycin điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp
6. Levofloxacin
Levofloxacin là thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm Quinolone. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng thường được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi hoặc viêm phế quản mạn.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Bệnh nhân mẫn cảm với Levofloxacin hoặc các loại kháng sinh thuộc nhóm Quinilone không nên sử dụng Levofloxacin chữa bệnh
- Levofloxacin có thể gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu trọng lực. Vì vậy, không nên dùng cho người bệnh dưới 18 tuổi, đang có thai hoặc cho con bú
- Người bệnh mắc bệnh động kinh hoặc xơ cứng mạch não không nên sử dụng Levofloxacin để tránh làm tăng nguy cơ co giật
- Trong quá trình sử dụng Levofloxacin điều trị bệnh nếu gặp triệu chứng tiêu chảy nặng, tiêu chảy có lẫn máu,… nên ngưng sử dụng thuốc
- Levofloxacin có thể gây buồn ngủ, chóng mặt hoặc ù tai nên người cần tập trung tinh thần như lái xe, học sinh, sinh viên khi thi không nên sử dụng
Levofloxacin là thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm Quinolone
-
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
Cổ họng bị đau và sưng gây cản trở và cảm giác khó chịu cho...
-
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm... -
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ... -
Viêm phế quản ở người lớn có lây không?
Viêm phế quản ở người lớn có lây không là thắc mắc của rất nhiều...