Phổi bị nhiễm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phổi bị nhiễm lạnh là chứng bệnh rất hay xảy ra khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh. Bạn nên cảnh giác với căn bệnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm này.

Thời tiết thay đổi, phổi rất dễ bị nhiễm lạnh

Trong thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi liên tục chính là lúc các bệnh về phổi gia tăng. Vào mùa này có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khiến nhiều người chủ quan không giữ ấm rất dễ khiến phổi bị lạnh, dẫn đến viêm phổi. Một số nguyên nhân chính gây nên như:

- Không giữ cơ thể đủ ấm, phòng ngủ có gió lùa và thiếu chăn đệm

- Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

- Tắm rửa bằng nước lạnh

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: phế cầu, não mô cầu, tụ cầu, liên cầu, vi nấm..

- Người nghiện thuốc lá, thuốc lào, sống trong môi trường có nhiều khói bụi.

phoi-bị-nhiem-lanh

Phổi bị nhiễm lạnh

Triệu chứng khi phổi bị nhiễm lạnh:

Nhìn chung, khi phổi bị nhiễm lạnh người bệnh thường có các triệu chứng điển hỉnh như:

- Sốt âm ỉ khoảng 37- 38 độ, đặc biệt có những trường hợp người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi nhưng không sốt.

- Người bệnh thường có cảm giác rét run, sợ gió, ho nhiều, đau tức vùng ngực.

- Ho, ban đầu ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm xanh hoặc vàng, nặng hơn có thể ho ra máu.

- Thở gấp, nhanh kèm theo tiếng khò khè khó thở.

trieu-chung-phoi-nhiem-lanh

Triệu chứng phổi bị nhiễm lạnh

Cách điều trị và phòng bệnh:

Với những người cao tuổi và người có bệnh nền, do sức đề kháng suy giảm nên đôi khi sự thể hiện của bệnh không điển hình. Vì vậy khi thấy cơ thể mệt mỏi, tức ngực, sốt nhẹ, ho, cần phải đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Về phòng bệnh, cần tránh lạnh đột ngột cho nên hàng ngày việc tắm, rửa cần có nước ấm, tắm ở buồng kín gió, tắm xong cần lau khô người, đầu tóc, mặc quần áo ngay và không nên tắm lâu.Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Vào mùa lạnh, mưa rét nên hạn chế đi ra đường, giữ ấm cơ thể và vùng ngực, chân tay cần có tất, cổ quàng khăn ấm, đầu đội mũ ấm và đeo khẩu trang. Đồng thời nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng và không nên hút thuốc. Nên vận động cơ thể hàng ngày bằng các động tác tập thể dục buổi sáng và tập hít thở đều (hít sâu, thở ra từ từ).

cham-soc-nguoi-bị-phoi-nhiem-lanh

Phổi nhiễm lạnh và cách chăm sóc bệnh nhân

 

Chăm sóc người bị viêm phổi, phổi nhiễm lạnh:

Khi bị bệnh, một số người nhất là những người lớn tuổi thường cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, dễ cảm giác no, do đó đa số người bệnh thường thiếu năng lượng.

Nguyên tắc dinh dưỡng là ăn đầy đủ ba bữa chính:

- Chia nhỏ bữa ăn, ăn thêm các bữa phụ: Những loại thực phẩm giàu nặng lượng như bánh quy, sữa chua, trái cây,...

- Bổ sung những loại thực phẩm cao năng lượng vào bữa ăn như phô mai, bơ, dầu thực vật. 

- Uống thêm nước trái cây. 

- Cung cấp đầy đủ chất đạm rất cần thiết cho quá trình điều trị và phục hồi viêm phổi, để tái xây dựng những mô bị tổn thương, tổng hợp những chất tăng cường hệ miễn dịch...

- Kết hợp đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa và đạm thực vật như các loại đậu: đậu xanh, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu cô ve, đậu nành

- Với những người bệnh có cảm giác chán ăn, no lâu có thể ưu tiên ăn thức ăn trước (thịt, cá, trứng, đậu,...), ăn những thực phẩm khác sau.

- Có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu đạm khác vào khẩu phần ăn nếu ăn không đủ nhu cầu như sữa tươi tách béo, lòng trắng trứng, sữa chua…
 

  • Currently 0/5
Phổi bị nhiễm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)