Tràn dịch màng phổi nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ban nên biết!

Tràn dịch màng phổi nguyên nhân do đâu là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Bất ký đối tượng, lứa tuổi nào cũng có thể xảy ra tình trạng khoang phổi có nhiều dịch tiết bất thường, gây ra các triệu chứng ban đầu như ho, khó thở. Bệnh diễn tiến nhanh và nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Tràn dịch màng phổi là bệnh gì?

Bệnh tràn dịch màng phổi hay còn gọi là phổi có nước là tình trạng tích tụ bất thường của chất lỏng trong khoang màng phổi gây cản trở chức năng hô hấp. Khi lượng dịch này là mủ, ta gọi là “tràn mủ màng phổi”, còn nếu là máu thì sẽ được gọi là “tràn máu màng phổi”. Tràn dịch màng phổi có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Dịch tràn màng phổi được chia thành hai loại chính:

- Dịch thấm: Loại dịch này tương tự như dịch có trong khoang màng phổi, được hình thành từ dịch rò rỉ qua màng phổi bình thường. Loại tràn dịch này hiếm khi cần được dẫn lưu trừ khi có quá nhiều dịch tích tụ.

- Dịch tiết: Dịch tiết hình thành từ dịch dư thừa, protein, máu, tế bào viêm và do vi khuẩn đi qua các mạch máu tổn thương và xâm nhập vào màng phổi. Đối với tình trạng này, bạn sẽ cần phải dẫn lưu dịch tùy thuộc vào kích thước và tình trạng viêm.

tran-dich-mang-phoi

Tràn dịch màng phổi

Triệu chứng bệnh tràn dịch màng phổi

Người mắc bệnh tràn dịch màng phổi có thể có các triệu chứng lâm sàng rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tràn dịch của từng bệnh nhân. Nhìn chung, các triệu chứng phổ biến thường gặp như:

- Đau hoặc tức ngực, khi nói to hoặc cảm giác khó khăn khi hít thở sâu

- Ho khan hoặc ho có đờm

- Sốt có hoặc không kèm theo rét run

- Mệt mỏi, ăn uống kém, cơ thể suy nhược

- Nấc cụt dai dẳng

- Cảm giác khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, làm việc gắng sức

- Phù nề các chi đối với người tràn dịch màng phổi do suy tim, suy gan, suy thận.

Nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh, lượng dịch dư thừa có thể thiếu protein hoặc nhiều protein để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Theo nghiên cứu tại Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh phổ biến từ:

- Suy tim: Xuất hiện ở người có tiền sử bệnh tim, khiến tim không thể bơm máu hết, gây ứ đọng máu lại trong phổi, làm cho dịch thoát khỏi mạch máu vào khoang màng phổi.

- Ung thư phổi: có thể gây tràn dịch do tế bào ung thư xâm lấn vào màng phổi, hoặc do bít tắc lưu thông của dịch màng phổi. Đôi khi là do tế bào ung thư từ nơi khác di căn vào màng phổi.

- Lao màng phổi; thường gặp ở người trẻ tuổi khỏe mạnh, có thể có cả lao phổi kèm theo.

- Bệnh viêm phổi: Phổi bị nhiễm trùng lan ra màng phổi hoặc vị trí phổi tổn thương gần sát màng phổi, gây kích thích màng phổi tăng tiết dịch. Bệnh nhân cần được điều trị đúng, kịp thời, tránh tạo thành ổ mủ, dày dính màng phổi, hạn chế hô hấp thông khí.

nguyen-nhan-tran-dich-mang-phoi

Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi

- Bệnh suy thận mạn, xơ gan cổ trướng

- Sự xâm nhập của ký sinh trùng

- Do các bệnh hệ thống Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…

- Người mắc bệnh ung thư khi các tế bào ung thư di căn đến màng phổi, gây tắc nghẽn ở mạch phổi, hoặc tích tụ do kết quả của một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như xạ trị hoặc hóa trị. Một số bệnh ung thư có nguy cơ gay tràn dịch màng phổi bao gồm: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,...

Phương pháp chẩn đoán bệnh tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi được nghi ngờ ở những bệnh nhân bị đau ngực kiểu màng phổi, khó thở không rõ nguyên nhân, hoặc có dấu hiệu gợi ý. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm ghi nhận sự có mặt của dịch màng phổi và để xác định chính xác nguyên nhân như:

- Xét nghiệm dịch màng phổi

- X-quang ngực

- Siêu âm để phát hiện suy tim

- Siêu âm bụng và gan

- Xét nghiệm protein nước tiểu

- Sinh thiết phổi để tìm ung thư

- Nội soi phế quản

Điều trị bệnh tràn dịch màng phổi

Nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ quyết định cách điều trị tràn dịch màng phổi. Bác sĩ có thể lựa chọn một trong các phương pháp điều trị sau đối với mỗi bệnh nhân:

- Điều trị nội khoa: Nếu bệnh gây ra bởi sự nhiễm khuẩn phổi, kháng sinh là lựa chọn đầu tiên. Thuốc kháng lao sẽ được sử dụng cho trường hợp bệnh nhân mắc lao. Đối với trường hợp người bệnh ung thư đang trong giai đoạn điều trị bằng hóa chất, có thể gây dính màng phổi để tránh dịch tái phát nhanh.

- Chọc hút dịch màng phổi: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay, giúp giảm bớt lượng dịch ra khỏi khoang màng phổi, làm cho bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

hut-dich-mang-phoi

Hút dịch màng phổi

- Dẫn lưu màng phổi: là phương pháp được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị tràn mủ, tràn máu màng phổi, tràn dịch kèm tràn khí màng phổi. Một ống silicon chuyên dụng được đặt xuyên qua da vào khoang màng phổi và nối với một hệ thống hút áp lực âm để dẫn lưu mủ, máu ra ngoài.

- Phương pháp điều trị hỗ trợ: Chống suy hô hấp cho bệnh nhân bằng cách chọc tháo dịch phổi, thở oxy. Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt, có thể dùng paracetamol làm hạ sốt nhanh, nghỉ ngơi ăn uống đủ năng lượng giúp cơ thể nhanh hồi phục, thực hiện các phương pháp hỗ trợ hô hấp theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần trang bị một số cách phòng tránh bệnh như:

- Tránh làm việc và sinh hoạt ở những nơi có môi trường ô nhiễm, cải thiện môi trường sống hằng ngày bằng việc duy trì độ ẩm thích hợp, trồng nhiều cây xanh.

- Ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh, hạn chế ăn các loại đồ ăn sống, nhiều dầu mỡ.

- Cách ly, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với bệnh nhân bị lao.

- Giữ vệ sinh răng miệng và vòm họng hàng ngày, xúc miệng nước muối hằng ngày ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên.

- Không hút thuốc và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc.

  • Currently 0/5
Tràn dịch màng phổi nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ban nên biết!
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)