Viêm phổi ở người già uống thuốc gì? Lời khuyên từ chuyên gia cho lá phổi khỏe mạnh

Viêm phổi ở người già uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân và gia đình có người mắc bệnh lý này. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi, do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch và tiền sử bệnh nền. Việc sử dụng thuốc hợp lý dựa trên nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Viêm phổi là bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp dưới, gây ra tình trạng viêm và tổn thương ở nhu mô phổi do một số tác nhân nhiễm khuẩn. Đối với đối tượng người cao tuổi, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác. Thường thấy nhất là do phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn đường ruột gram âm. Ngoài ra, khi bệnh nhân nhiễm các loại virus như virus cúm thông thường, virus gây hội chứng nhiễm trùng hô hấp cấp, Covid-19 cũng đều có thể là nguyên nhân gây ra viêm phổi nặng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi ở người cao tuổi như: Cơ thể suy nhược, già yếu, loãng xương, người nghiện rượu, người mắc bệnh lý phải làm việc lâu ngày, các bệnh viêm tai mũi họng, viêm amidan, người có các bệnh lý mạn tính đường hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh giãn phế quản. Đặc biệt bệnh rất dễ xảy ra vào mùa đông, khi thời tiết thay đổi đột ngột.

viem-phoi-o-nguoi-cao-tuoi

Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

 

Triệu chứng lâm sang tiêu biểu ở bệnh nhân viêm phổi

Nhìn chung dấu hiệu viêm phổi ở người cao tuổi khác so với người trẻ tuổi, bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm. Ban đầu, bệnh nhân sẽ có cảm giác ớn lạnh, chân tay bủn rủn, sốt từ 39-39 độ C, ho khan, tức ngực và khó thở. Vài ngày sau ho nhiều hơn và kèm theo đờm màu gỉ sắt hoặc màu nâu đỏ, đờm nhầy và có mủ.

Triệu chứng toàn thân: cơ thể mệt mỏi, môi khô, rêu lưỡi, hơi thở hôi, đau mỏi xương khớp, ở nhóm người già hay bị tụt huyết áp. Đôi khi gặp trường hợp lú lẫn, mất nhận thức ở người cao tuổi.

Khi phát hiện nghi ngờ viêm phổi ở người già, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện khám, thực hiện các xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi và cần được điều trị nội trú kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

dau-hieu-benh-viem-phoi

Dấu hiệu bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Viêm phổi ở người cao tuổi uống thuốc gì?

Nguyên tắc điều trị bệnh dựa trên nguyên nhân gây bệnh và theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân, cụ thể như sau:

- Sử dụng kháng sinh: Bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp để điều trị đặc hiệu cho từng trường hợp xác định viêm phổi do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Việc lựa chọn sử dụng kháng sinh hợp lý sẽ theo kinh nghiệm lâm sàng, yêu tố dịch tễ, mức độ nặng nhẹ của bệnh, độ tuổi, bệnh nền nếu có, tương tác thuốc, tác dụng phụ của thuốc,...

Thời gian sử dụng thuốc sẽ kéo dài từ 7-10 này đối với trường hợp bệnh viêm phổi điển hình, 14 ngày với tác nhân không điển hình gây nên. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là: Penicillin, kháng sinh nhóm Cephalosporin, Macrolide, các kháng sinh nhóm quinolon: ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin từ 10 - 14 ngày

thuoc-dieu-tri-viem-phoi

Sử dụng thuốc điều trị viêm phổi

- Điều trị theo triệu chứng bệnh: Sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt khi có triệu chứng (Paracetamol, Ibuprofen...), giảm ho bằng Tecpin, long đờm loãng đờm (Acetylcystein, Bromhexin, Cacbocistein...) kết hợp vỗ đờm đúng tư thế, bổ sung tăng cường các loại vitamin khoáng chất nâng cao sức đề kháng.

Với các trường hợp bệnh nhân diễn biến nặng như: mạch nhanh, nhịp thở nhanh, niêm mạc tím tái, lú lẫn, co giật, sốt cao >40 độ C, cần đưa vào bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Hầu hết các trường hợp đều có thể khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu điều trị muộn hoặc điều trị sai bệnh thì bệnh rất dễ dàng trở nặng, gây áp-xe phổi, tràn dịch màng phổi, nguy hiểm nhất có thể gây tử vong.

Lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn có một lá phổi khỏe mạnh

Trước tiên, chúng ta cần phải luôn luôn dự phòng bệnh viêm phổi bằng cách tạo cho mình một môi trường sống lành mạnh, lưu ý đặc biệt đến sức khỏe bản thân, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột, nghỉ ngơi và luyện tập thể dục thể thao một cách khoa học. Không quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là Vitamin C để hạn chế viêm phổi sau nhiễm siêu vi.

phong-benh-viem-phoi

Lời khuyên từ chuyên gia giúp lá phổi khỏe mạnh

Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích có hại. Tiêm vắc-xin phòng phế cầu 5 năm một lần ở người trên 65 tuổi và ở đối tượng trẻ hơn nhưng mắc bệnh mạn tính. Dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng cách đeo khẩu trang, súc họng bằng nước sát khuẩn họng, miệng và điều trị sớm  khi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên xuất hiện. Khi bạn hoặc người thân thấy có các triệu chứng sớm của viêm phổi cần phải đến trung tâm y tế gần nhất để được khám xét, chẩn đoán và điều trị kịp thời!

  • Currently 0/5
Viêm phổi ở người già uống thuốc gì? Lời khuyên từ chuyên gia cho lá phổi khỏe mạnh
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)