Biến chứng ho ra máu nguy hiểm bạn hết sức lưu ý!

Biến chứng ho ra máu thường rất nguy hiểm và cảnh báo nhiều bệnh có liên quan đến đường hô hấp, trong đó có cả bệnh ung thư phổi. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh, trong đó có các bệnh tại phổi như lao phổi, nấm phổi, áp xe phổi… Người bệnh cần hết sức lưu ý, tránh tình trạng ho ra máu kéo dài gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thế nào là ho ra máu?

Ho ra máu là tình trạng bệnh lý thường gặp trong cấp cứu hồi sức các bệnh đường hô hấp, khi bệnh nhân gắng sức ho sẽ khạc ra máu hoặc chẩt nhầy chứa máu từ đường hô hấp. Máu thường có màu đỏ tươi hoặc màu gỉ sắt, kèm theo bọt. Khi ho ra máu bệnh nhân cũng sẽ thấy kèm theo các hiện tượng như: ngứa cổ, đau ngực, sau xương ức có cảm giác nóng rát. Bệnh có nhiều thể khác nhau, thể nhẹ thường gặp nhất, ít nguy hiểm hơn nhưng nếu xuất hiện tình trạng ho khạc ra máu liên tục, nôn ra máu… thì người bệnh cần hết sức thận trọng.

ho-ra-mau-o-nguoi-lon

Ho ra máu ở người lớn

 

Các nguyên nhân gây ho ra máu.

1. Ung thư phế quản: Bệnh nhân bị ung thư phế quản thì ho ra máu là triệu chứng phổ biến thứ hai sau đau ngực. Người bệnh thường ho ra máu nhưng không nhiều và thường có màu đỏ tươi, máu lẫn trong đờm dưới dạng các tia máu. Bệnh nhân thường ho ra máu vào buổi sáng và ho trong thời gian dài. 

2. Giãn phế quản: Giãn phế quản khiến cho các mạch máu của phế quản bị xoắn vặn, phì đại và làm vỡ mạch máu dưới niêm mạc phế quản và kết quả là bị ho ra máu. Trong số những nguyên nhân ho ra máu thì nguyên nhân này chiếm khoảng 15 - 30%. Ho ra máu do giãn phế quản thường xuất phát từ nhiễm trùng phổi trước đó, xuất hiện đột ngột, lượng máu ho ra có thể nhiều và thường xuyên tái diễn, nhất là khi bị nhiễm trùng phổi phế quản.

3. Lao phổi: đây là bệnh lý rất nguy hiểm và gây tỷ lệ tử vong cao cho những người mắc. Nguyên nhân gây bệnh lao phổi do vi khuẩn MTB xâm nhập và tấn công các mô khỏe mạnh, bao gồm cả phổi. Lao phổi cũng là thể phổ biến nhất trong số các thể lao, chiếm khoảng 80% ca mắc. Ho ra máu là một trong những dấu hiệu điển hình xuất hiện ở khoảng 60% ca mắc. Ngoài ra, bệnh còn có một số hiện khác như đau tức ngực, sốt cao, khạc có nhiều đờm…

4. Xơ phổi: xơ phổi là tình trạng tổn thương mạn tính mô ở sâu bên trong phổi, làm cho mô dày lên, xơ cứng và mất tính đàn hồi, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thở của người bệnh. Dấu hiệu bệnh xơ phổi rất đa dạng, tùy thuộc vào từng người bệnh. Bên cạnh triệu chứng ho ra máu, bệnh nhân còn có một loạt các biểu hiện khác như khó thở, ho kéo dài, khò khè, đau tức ngực…

5. Viêm phổi: là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút. Một số bệnh cũng thường gây ra biến chứng viêm phổi là cúm. Ngoài ho ra máu, một số triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân là ớn lạnh, ra mồ hôi nhiều, sốt, khó thở…

nguyen-nha-gay-ho-ra-mau

Nguyên ngân gây ho ra máu

6. Nấm phổi: Người bị nấm phổi do Aspergillus thường ho ra máu. Loại nấm này thường khu trú trong bóng giãn phế nang cũ hoặc các hang lao thể cũ. Lượng máu mỗi lần người bệnh ho ra thường không nhiều nhưng nó thường xuyên tái diễn.

7. Suy tim: tăng huyết áp, suy tim cũng có thể gây ra triệu chứng ho ra máu…

 

Làm sao để điều trị ho ra máu tránh biến chứng nguy hiểm?

Hầu hết các triệu chứng ho ra máu đều cảnh báo nguy cơ bạn đang mắc bệnh lý nghiêm trọng trong cơ thể, do đó bệnh nhân hết sức không được chủ quan. Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đồng thời điều trị cầm máu và điều trị nguyên nhân (điều trị các nguyên nhân gây ho ra máu như lao phổi, giãn phế quản, ung thư phế quản, phù phổi cấp…). Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng thực tế của từng bệnh nhân. Ví dụ như: nội soi phế quản hoặc chặn động mạch đang bị chảy máu để cầm máu; phẫu thuật nếu nguyên nhân ho ra máu là do khối u; dùng thuốc kháng sinh để điều trị lao hoặc viêm phổi dẫn đến ho ra máu.

dieu-tri-ho-ra-mau

Điều trị ho ra máu 

Các thuốc làm giảm ho ra máu thường dùng:

- Morphin khi ho máu nặng; thuốc giảm ho (terpin codein).

- Để điều chỉnh các rối loạn đông, cầm máu cần truyền huyết tương tươi nếu có rối loạn đông máu, INR kéo dài

- Truyền tiều cầu khi số lượng, chất lượng tiểu cầu giảm.

- Suy gan hoặc thiếu vitamin K dùng vitamin K1.

- Adrenochrom (adrenoxyl, adona, adrenosem): Tăng cường sức đề kháng thành mạch.

- Các thuốc chống tiêu sợi huyết (acid tranexamique): Trường hợp cấp cứu phải tiêm tĩnh mạch, khi ổn định dùng thuốc viên.

- Desmopressin: Là peptin tổng hợp giống hormone chống bài niệu, được chỉ định trong trường hợp bệnh Hemophili A mức độ trung bình, bệnh Wilbrand, suy thận mạn với thời gian chảy máu kéo dài.

 

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được nhứng nguyên nhân và biến chứng vô dùng nguy hiểm của tình trạng ho khạc ra máu, cần hết sức thận trọng để không chủ quan với sức khỏe của mình và người thân!

 

 

 

  • Currently 0/5
Biến chứng ho ra máu nguy hiểm bạn hết sức lưu ý!
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)