Viêm phế quản ở người lớn có lây không?

Viêm phế quản ở người lớn có lây không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân cũng như người thân thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp thắc mắc ấy trong bài viết sau.

Bệnh viêm phế quản ở người lớn có lây không?

Viêm phế quản là bệnh lý xảy ra khi các dịch nhầy, đờm bị tràn vào phổi, gây ra tổn thương và hiện tượng viêm sưng, nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản chính là sự tấn công của các vi khuẩn, virus tấn công, lẫn trong đờm nhầy tràn vào phổi. 

Các loại vi khuẩn, virus gây ra bệnh có thể kể đến như virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus adenovirus,... Các loại virus này rất dễ gây nhiễm trùng phổi, chúng tấn công vào cơ thể qua các đường mắt, miệng, mũi. Do đó, vi khuẩn này có thể lây lan từ người bệnh này sang người khác, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi miễn dịch kém qua quá trình giao tiếp, ho.

Như vậy chúng ta có thể kết luận: Viêm phế quản ở người lớn có thể lây lan qua các vi khuẩn, virus trong không khí.

viem-phe-quan-o-nguoi-lon-co-lay-khong

Viêm phế quản ở người lớn có lây không?

 

 

Những đường lây truyền của bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản có thể lây lan thông qua hai con đường chính đó chính là trực tiếp tiếp xúc với người bệnh và lây lan gián tiếp qua việc sử dụng đồ dụng, dụng cụ cá nhân của người bệnh. 

Lây lan trực tiếp 

Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm phế quản qua con đường giao tiếp gần, người bệnh ho, hắt hơi,... rất dễ phát tán vi khuẩn sang người đối diện. Bên cạnh đó, người có sẵn các triệu chứng cảm sốt, hệ miễn dịch kém khi tiếp xúc với người bệnh càng tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu sống trong khu vực ô nhiễm, có dịch bệnh, cúm,... sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản bởi sự tồn tại nhiều của virus, vi khuẩn trong môi trường sống. Do đó, khả năng lây lan là rất cao. 

Lây gián tiếp

Lây lan gián tiếp là hiện tượng người lây lan thông qua việc sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân như khăn mặt, bát, thìa, đũa, cốc chén,... với người bệnh. Virus có thể tồn tại, sống vài giờ trên các vật dụng đó và làm tăng nguy cơ lây bệnh giữa những đối tượng trong gia đình. 

 

Các giai đoạn của người bị lây nhiễm viêm phế quản

- Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng nào, có thể tồn tại trong 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh ở người bệnh hoặc trong môi trường dịch bệnh.

- Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có các triệu chứng như đau họng, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, đau nhức,... Lúc này, người bệnh tiếp xúc với nhiều virus và có thể phát tán ra bên ngoài rất nhiều virus gây bệnh, dễ lây cho người khác. 

- Giai đoạn viêm phế quản cấp: Giai đoạn này các triệu chứng nặng hơn, người bệnh ho, ho có đờm. Đờm có màu sắc như trắng đục hoặc xanh vàng,... Nếu đau họng kéo dài, nguy hiểm, ho nhiều còn có thể ho ra máu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường hô hấp. 

- Giai đoạn hồi phục: Đối với viêm phế quản cấp tính, người bệnh sẽ giảm dần các triệu chứng trong vòng 1 tuần tới 10 ngày. Lúc này, cơ thể có thể được bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều người có triệu chứng nặng hơn như ho có đờm do hệ miễn dịch yếu. 

giai-doan-lay-viem-phe-quan

Các giai đoạn của người bị lây viêm phế quản

 

 

Phòng ngừa lây lan và mắc bệnh viêm phế quản như thế nào?

Viêm phế quản là bệnh lý có khả năng lây lan mạnh, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu phát hiện sớm. Hãy tuân thủ một số thói quen sinh hoạt sau để cải thiện bệnh: 

- Môi trường sống sạch sẽ: Môi trường sống ô nhiễm là môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tồn tại. Do đó, bạn nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để ngăn vi khuẩn lây bệnh phát triển. Hãy vệ sinh cả cơ thể, cổ họng, tai mũi miệng được sạch sẽ, loại bỏ tất cả vi khuẩn. 

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân viêm phế quản: Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị cảm sốt, nhiễm virus hay bị viêm phế quản. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, nhất là thời điểm giao mùa, hãy giữ ấm cơ thể để không bị cảm lạnh. Đối với người nhà bị cảm, sốt, viêm phế quản, nên dùng riêng các đồ dùng, vật dụng. Các nơi như phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi vi khuẩn có thể phát triển và lây lan, do đó hãy vệ sinh sạch sẽ chúng.

phong-benh-viem-phe-quan-o-nguoi-lon

Phòng bệnh viêm phế quản ở người lớn

- Chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi, bổ sung vitamin, khoáng chất, protein để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 

- Nên tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe người bệnh như đồ ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích, thuốc lá,... 

- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật. Người bị viêm phế quản nên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh cường độ cao có thể ảnh hưởng khiến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng. 

 

 

 

 

 

Tags: Viêm phế quản cấp tính
  • Currently 0/5
Viêm phế quản ở người lớn có lây không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)