Điều trị viêm phế quản phổi như thế nào để đạt hiệu quả cao, nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh bạn đã biết?
Bệnh viêm phế quản phổi là gì?
Bệnh viêm phế quản phổi là bệnh lý xảy ra khi có tình trạng viêm, nhiễm trùng cấp lan tỏa ở phế quản, phế nang phổi và cả các mô kẽ. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và cuộc sống của người bệnh.
Bệnh viêm phế quản phổi thường xảy ra vào mùa đông và không phải bệnh lý quá khó kiểm soát. Tuy nhiên nếu không có hướng xử lý đúng đắn bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, nặng nề và nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh.
Bệnh viêm phế quản phổi
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi
Giống như hầu hết các căn bệnh về đường hô hấp khác, bệnh viêm phế quản phổi hình thành nên do sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Ngoài ra, những yếu tố góp phần khiến bệnh viêm phế quản phổi khởi phát bao gồm:
- Vi khuẩn, virus: Các loài Proteus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli,.. là một số siêu vi có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm phế nang phổi, phế quản.
- Sự thay đổi của thời tiết: Người bị viêm phế quản phổi thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, hóa chất nồng độ cao… hoặc làm việc trong bệnh viện, tiếp xúc với nguồn bệnh nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Môi trường ô nhiễm: Người bị viêm phế quản phổi thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, hóa chất nồng độ cao… hoặc làm việc trong bệnh viện, tiếp xúc với nguồn bệnh nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Lối sống sinh hoạt: Nguy cơ bị viêm phế quản phổi xảy ra cao hơn ở người nghiện rượu, có tiền sử hút thuốc nhiều năm, ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, sinh hoạt làm việc không khoa học… dễ có khả năng mắc các bệnh về phế phổi.
- Sức đề kháng yếu: Tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Dưới đây là nhóm người dễ mắc bệnh nhất.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản phổi
Tùy theo yếu tố nguy cơ bệnh của từng người, bệnh có thể khởi phát một cách từ từ hoặc đột ngột. Triệu chứng của bệnh được chia ra làm 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn khởi phát
- Ủ bệnh: Lúc mới ủ bệnh, người bệnh viêm phế quản phổi thường có biểu hiện ngạt mũi, hắt hơi, ho khan và sốt nhẹ. Những triệu chứng này khá giống với viêm đường hô hấp, cảm cúm nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua hoặc điều trị không đúng cách.
- Khởi phát đột ngột: Sau một thời gian tiếp xúc với nguồn bệnh, bệnh nhân có thể có những triệu chứng đáng lo như chướng bụng, chán ăn, khó thở kèm theo tím tái. Khi gặp phải triệu chứng này của bệnh, bạn cần phải đi khám ngay lập tức để tránh tình trạng chuyển biến xấu hơn.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản phổi
Giai đoạn toàn phát
Khi bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến đến giai đoạn bùng phát. Người bệnh viêm phế quản phổi có biểu hiện ho liên tục dữ dội, sốt li bì, sốt cao lên đến 40 độ C, chảy mũi vàng đặc, có thể lên cơn co giật ở người già và trẻ nhỏ, bỏ ăn, cơ thể suy nhược mệt mỏi.
Các phương pháp điều trị viêm phế quản phổi hiệu quả
Bệnh viêm phế quản phổi nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiễm trùng nặng và dễ xảy ra các biến chứng như: nhiễm trùng máu, áp xe phổi, suy hô hấp, suy thận, các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, việc điêu trị bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ địa và tình trạng nhiễm trùng.
Điều trị theo phương pháp Tây y
- Do tụ cầu: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng một trong các loại Cloxacillin, Bristopen, Vancomycin, Cefobis.
- Viêm phế quản phổi do vi trùng: Phổ biến là thuốc Cloramphenicol, dùng để tiêu diệt vi trùng Haemophilus influenzae.
- Thuốc kháng sinh: Các loại khánh sinh chống lại vi khuẩn mẫn cảm gây viêm và nhiễm trùng tại phế quản, phế nang phổi như Ampicillin, Amikacin. Hoặc đối với những người bệnh viêm phổi đã từng sử dụng kháng sinh bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chuyển sang sử dụng thuốc Augmentin.
Điều trị bệnh viêm phế quản phổi bằng thuốc Tây y
Điều trị bằng mẹo dân gian
- Chữa viêm phế quản bằng mật ong: Người bệnh có thể hòa tan mật ong với giấm táo hoặc nước cốt chanh trong 1 ly nước lọc. Uống 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện
- Mẹo chữa bệnh bằng gừng: Người bệnh có thể tự hãm trà gừng mật ong hoặc trộn nước cốt gừng, tỏi với đường trắng sử dụng ngày 2 lần để chữa bệnh.
Chữa viêm phế quản phổi bằng gừng
- Bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không: Lấy một ít lá trầu không tươi, rửa sạch, giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt uống mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc chữa bệnh từ tỏi: Tỏi có chứa Allicin, một hoạt chất kháng sinh tự nhiên có công dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt trong điều trị viêm phế quản phổi. Người bệnh có thể ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày. Hoặc ngâm tỏi với giấm, mật ong, đường đỏ trong 15 ngày rồi ăn cả nước và cái.
Điều trị viêm phế quản phổi bằng Đông y
Ngoài 2 phương pháp điều trị trên, người bệnh viêm phế quản phổi cũng có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng Đông y. Nguyên tắc chữa bệnh của đông y là loại bỏ căn nguyên kết hợp cải thiện triệu chứng vì thế mà thời gian chữa trị thường kéo dài hơn và tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.
Theo Đông y, viêm phế quản phổi gây ra bởi các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, tà độc. Bài thuốc có công dụng cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết, loại bỏ lục dâm tà khí, đẩy lùi đồng thời cả căn nguyên và triệu chứng bệnh. Những bài thuốc Đông y nổi tiếng để điều trị viêm phế quản phổi là:
- Bài thuốc 1: Liên kiều 16g, tang diệp 12g, cúc hoa 12g, tiền hồ 12g, bạc hà 6g, hạnh nhân 12g, cát cánh 10g, cam thảo 6 – 8g, lô căn 6 – 8g, ngưu bàng tử 12g. Sắc với 3 bát nước đến khi cô còn 1 bát. Uống ngày 2 lần sau các bữa chính 30 phút.
- Bài thuốc 2: Tiền hồ 12g, tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, đậu xị 12g sa sâm 2g, xuyên bối mẫu 6g, chi tử 8g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Uống ngày 2 lần sau các bữa chính 30 phút.
- Bài thuốc 3: Bạch thược 12g, ma hoàng 6-8g, bán hạ chế 12g, quế chi 8g, tế tân 4-6g, can khương 6g, ngũ vị tử 6-8g, cam thảo 6g. Uống ngày 2 lần sau các bữa chính 30 phút.
Qua bài viết trên, có thể thấy rằng bệnh viêm phế quản phổi là một chứng bệnh phức tạ và khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn hãy thăm khám ngay khi có triệu chứng bệnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện có bất thường trong quá trình điều trị tại nhà.
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
-
Bạn đã hiểu đúng về bệnh viêm phế quản và hen phế quản?
-
Mắc viêm phế quản mãn tính do nghề nghiệp cực kỳ nguy hiểm, bạn nên thận trọng!
-
Viêm phế quản có thể gây tử vong, điều mà ít người nghĩ đến!
-
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng 5 bài thuốc từ gừng
-
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
Cổ họng bị đau và sưng gây cản trở và cảm giác khó chịu cho...
-
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm... -
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ... -
Viêm phế quản ở người lớn có lây không?
Viêm phế quản ở người lớn có lây không là thắc mắc của rất nhiều...