Viêm phế quản bội nhiễm là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm phế quản bội nhiễm là bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong. Dưới đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh viêm phế quản bội nhiễm, mời bạn cùng tham khảo.

Bệnh viêm phế quản bội nhiễm là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại đường hô hấp dưới thường do virus gây nên. Sự viêm nhiễm lan rộng ở niêm mạc phế quản, gây bít tắc, làm tăng tiết dịch nhầy, cản trở không khí lưu thông trong phổi. Tình trạng gây ra chứng ho dai dẳng, đau họng, mệt mỏi, sốt, đau ngực, thở khò khè, chảy nước mũi, nôn…

Bội nhiễm là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi người bệnh đã có bệnh lý viêm nhiễm từ trước đó. Ngoài sự tấn công của vi khuẩn, virus gây nên bệnh thì chính bệnh nhân cũng đang gặp phải sự xâm nhập bởi một hay nhiều loại vi khuẩn, virus khác.

Bệnh viêm phế quản bội nhiễm là một dạng nặng của bệnh viêm phế quản. Tức là ngoài viêm nhiễm tại niêm mạc phế quản, người bệnh còn bị nhiễm thêm một số loại vi khuẩn, virus cơ hội gây bệnh ở các vị trí khác của đường hô hấp. Nếu bệnh không được chữa dứt điểm thì có thể khiến các tác nhân gây bệnh đi sâu vào đường hô hấp gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

viem-phe-quan-boi-nhiem

Viêm phế quản bội nhiễm

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản bội nhiễm

Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản bội nhiễm tương đối giống với viêm phế quản thông thường nhưng biểu hiện sẽ ở mức độ nặng hơn. Khi mắc viêm phế quản bội nhiễm, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau:

- Ho nhiều, ho có đờm

- Đau rát, sưng cổ họng

- Khó thở, đau tức ngực

- Cơ thể mệt mỏi, uể oải

- Có sốt nhẹ, đau đầu

- Giảm cân mất kiểm soát, thể trạng yếu ớt

trieu-chung-viem-phe-quan-boi-nhiem

Triệu chứng bệnh viêm phế quản bội nhiễm

Ở đối tượng bệnh nhân là người cao tuổi mức độ thể hiện của bệnh sẽ nặng nề hơn, cơ thể người bệnh lúc này suy yếu nghiêm trọng, ho nhiều và mất ngủ về đêm.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm phế quản bội nhiễm thường được gây nên bởi sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp như:

- Virus hợp bào hô hấp RSV: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ em.

- Virus khác như: virus cúm A, cúm B, Rhinovirus, Coronavirus, virus cúm gia cầm

- Vi khuẩn: Ít gặp nhưng khó điều trị và nguy hiểm hơn như: Mycoplasma, Chlamydia

Vì nguyên nhân gây nên bội nhiễm là vi khuẩn, virus nên bệnh dễ dàng lây qua một số con đường như:

- Nói chuyện hoặc tiếp xúc với người bệnh không đeo khẩu trang

- Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước bọt, đờm hoặc dịch tiết đường hô hấp từ người bệnh tiết ra

- Sử dụng chung bát đũa, đồ dùng cá nhân với người bệnh

Bệnh viêm phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Mức độ tiến triển của bệnh nhân mắc viêm phế quản bội nhiễm từ nhẹ đến nặng là rất nhanh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:

- Hen phế quản: Tỷ lệ bệnh nhân mắc phải biến chứng hen phế quản sau khi mắc bệnh là rất cao, theo thống kê con số bệnh nhân gặp phải biến chứng này lên đến 30%.

- Suy hô hấp: Khi bị viêm phế quản bội nhiễm dẫn đến suy hô hấp, lúc này diện tích đường thở bị thu hẹp lại khiến cho người bệnh thường xuyên ho và khó thở.

- Tràn khí màng phổi: Đây là biến chứng ít gặp và có nguy cơ phát sinh khi tình trạng viêm nhiễm lan tỏa trên diện rộng.

Người bệnh cũng cần lưu ý khi mắc bệnh viêm phế quản bội nhiễm chức năng của tim, thận cũng theo đó mà ngày một suy yếu hơn. Nếu không cẩn trọng rất dễ gây ra tử vong.

Điều trị bệnh viêm phế quản bội nhiễm

Trong trường hợp bội nhiễm do vi khuẩn hoặc dự phòng bội nhiễm, các bác sĩ có thể kê một số loại kháng sinh sau:

- Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cephalexin, Cefaclor, Cefixim…

- Kháng sinh nhóm Quinolon: Ciprofloxacin, Ofloxacin Levofloxacin...

- Kháng sinh nhóm Macrolid: Erythromycin, Clarithromycin  Roxithromycin, Streptomycin...

dieu-tri-viem-phe-quan-boi-nhiem

Điều trị bệnh viêm phế quản bội nhiễm

Bên cạnh kháng sinh, các bác sĩ điều trị thường kê thêm một số loại thuốc dưới đây để điều trị triệu chứng của bệnh:

- Thuốc chống viêm Corticoid: Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason…

- Thuốc giãn phế quản: Salbutamol, Theophylin…

- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen…

- Thuốc giảm ho: Terpin Codein, Dextromethorphan,…

- Thuốc long đờm, loãng đờm: Acetylcystein …

- Vitamin tổng hợp, thuốc bổ.

Phòng ngừa viêm phế quản bội nhiễm

- Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc. Tạo môi trường sống trong lành, tránh tiếp xúc khói bụi ô nhiễm.

- Tiêm phòng cúm và viêm phổi đủ mũi và định kỳ

- Luôn chú ý bảo vệ phế quản và phổi của bạn. Che khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc đông người, khi ở trong môi trường ô nhiễm và độc hại như phòng thí nghiệm, công trường, xưởng sản xuất...

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus.

Tags: Viêm phế quản phổi
  • Currently 0/5
Viêm phế quản bội nhiễm là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)