Viêm phế quản bội nhiễm ở người cao tuổi – bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh

Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm, để tái đi tái lại nhiều lần sẽ là cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn, biến chứng nguy hiểm de dọa tính mạng.

Viêm phế quản bội nhiễm là gì?

Viêm phế quản bội nhiễm có thể được coi là một dạng biến thể nặng của viêm phế quản. Đây là tình trạng nhiễm trùng tái phát sau khi điều trị viêm phế quản không triệt để. Việc điều trị không dứt điểm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công và tái phát nặng hơn tại vị trí nhiễm trùng trước đó và lan sang các bộ phận khác của đường hô hấp. Lần viêm nhiễm sau thường nặng hơn và làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng bệnh.

Một số loại virus, vi khuẩn thường gặp gây viêm phế quản bội nhiễm như:

- Virus: Các loại virus phổ biến gây viêm phế quản bội nhiễm là virus cúm, rhinovirus, virus đại thực bào hô hấp, virus H5N1.

- Vi khuẩn: Viêm phế quản bội nhiễm do vi khuẩn ít gặp hơn so với viêm phế quản do virus. Các vi khuẩn gây viêm là Mycoplasma và Chlamydiae, vi khuẩn gây mủ.

viem-phe-quan-boi-nhiem

Viêm phế quản bội nhiễm ở người cao tuổi - căn bệnh nguy hiểm cần lưu ý!

Viêm phế quản bội nhiễm nguy hiểm như thế nào với sức khỏe người cao tuổi?

Các chuyên gia y tế đánh giá mức độ nguy hiểm của viêm phế quản bội nhiễm cao hơn viêm phế quản thông thường. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng cần lưu ý ở người cao tuổi tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cả, do sức đề kháng yếu, mắc các bệnh mạn tính và bệnh lý suy giảm miễn dịch. Thói quen hút thuốc lá lâu năm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nếu bệnh không được điều trị sớm, ngoài những nguy cơ mà bệnh viêm phế quản thông thường mang lại, bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều rủi do khác do bội nhiễm. Có thể kể đến một số biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản bội nhiễm như:

- Tình trạng suy hô hấp do sự thu hẹp đường thở, đặc biệt là ở người cao tuổi, nặng hơn có thể ngừng hô hấp và tử vong.

- Mất nước và điện giải là hậu quả của tình trạng rối loạn tuần hoàn, xảy ra ở phần lớn các ca bệnh.

- Tràn khí màng phổi, xẹp phổi xảy ra ở khoảng 6% người bị viêm phế quản bội nhiễm có thể gặp biến chứng này. Đây là một biến chứng khá nguy hiểm, cần được điều trị sớm.

bien-chung-viem-phe-quan-boi-nhiem

Viêm phế quản bội nhiễm nguy hiểm như thế nào?

- Rối loạn nhịp tim, lên cơn đau tim, đột quỵ ở người cao tuổi

- Hen phế quản chiếm phần lớn ở các ca bệnh

Triệu chứng viêm phế quản bội nhiễm

Bệnh viêm phế quản bội nhiễm thường có các triệu chứng gần giống với bệnh viêm phế quản phổi, tuy nhiên diễn biến của bệnh rất phức tạp và cường độ nặng hơn. Khi bị viêm phế quản bội nhiễm, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu:

- Ho nhiều, ho có đờm. Đờm màu trắng, xanh hoặc vàng nhạt, có mùi hôi.

- Ngứa cổ, cảm giác vướng trong họng

- Sốt cao trên 38,5 độ C kéo dài, tái phát nhiều lần

- Khó thở, đau tức ngực, đặc biệt là khi ho

- Thở nông, thở khò khè, đặc biệt là khi nằm ngửa

- Mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược

- Lú lẫn ở người cao tuổi.

Điều trị viêm phế quản bội nhiễm hiệu quả

Với bệnh viêm phế quản bội nhiễm thông thường, do virus gây ra, có thể không cần điều trị bằng kháng sinh. Nhưng đối với trường hợp bội nhiễm và có nguy cơ biến chứng thì việc dùng thuốc kháng sinh là hết sức cần thiết. Trong trường hợp bội nhiễm do khuẩn hoặc dự phòng bội nhiễm, các bác sĩ có thể kê một số loại kháng sinh như erythromycin, amoxcillin hoặc cephalexin. 

Bên cạnh kháng sinh, các bác sĩ điều trị thường kê thêm một số loại thuốc dưới đây để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đi kèm như thuốc chống viêm Corticoid, giảm đau hạ sốt, thuốc giảm ho, thuốc long đờm. Để giúp kiểm soát các triệu chứng và bệnh nhanh chóng khỏi, bác sĩ cũng sẽ chỉ định tiêm một số loại bao gồm thuốc chống co thắt phế quản. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an thần, kháng histamine.

Ngoài ra phương pháp Đông y cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn trong điều trị viêm phế quản bội nhiễm, do tính an toàn của các dược liệu tự nhiên đối với người cao tuổi. Một số bài thuốc nổi tiếng như:

Bài thuốc 1: Tô tử 16g; bán hạ, trần bì, đương quy mỗi vị 12g; hậu phác, tiền hồ mỗi vị 8g; chích thảo, quế nhục mỗi vị 4g; sinh khương 3 lát.Sắc uống mỗi ngày uống 1 thang, chia hai lần sáng và tối.

Bài thuốc 2: Thục địa 18g; sinh địa, bách hợp, mạch môn đông mỗi vị 12g; bối mẫu, thược dược, cam thảo mỗi vị 10g; huyền sâm, cát cánh mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày uống 1 thang, chia hai lần sáng và tối.

Bài thuốc 3: Kinh giới, bách bộ, từ uyển, bạch tiền mỗi vị 16g; trần bì, cát cánh mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày uống 1 thang, chia hai lần sáng và tối.

dong-y-dieu-tri-viem-phe-quan-boi-nhiem

Điều trị viêm phế quản bội nhiễm bằng Đông y

Những thảo dược tự nhiên trong các bài thuốc có tác dụng điều trị tốt, ít gây tác dụng phụ lên người bệnh, tuy nhiên hiệu quả tương đối chậm và phụ thuộc vào cơ địa từng người. Vì thế người bệnh cần hết sức kiên trì, nghe theo chỉ định của bác sĩ Y học cổ truyền chuyên môn.

Tags: Viêm phế quản mạn tính
  • Currently 0/5
Viêm phế quản bội nhiễm ở người cao tuổi – bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)