Viêm phế quản có ăn được tôm không? Những món ăn nên kiêng cho người bị viêm phế quản.

Bị viêm phế quản có ăn được tôm không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân viêm phế quản, ho nhiều. Việc chăm sóc người mắc viêm phế quản là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở người cao tuổi, trong đó chúng ta cần hết sức lưu ý về chế độ ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên!

Bị viêm phế quản, ho nhiều có nên ăn tôm không?

Hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh việc ăn tôm sẽ khiến tình trạng viêm phế quản của bạn trở nên nặng hơn. Có thể nguyên nhân khiến ho nhiều hơn sau khi ăn tôm là do phần vỏ và càng tôm mắc lại ở cổ họng, gây ngứa rát họng và dẫn đến ho. Còn phần thịt tôm thì hoàn toàn khồn gây ra triệu chứng ho, ngược lại trong tôm còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài cholesterol, 100 g tôm nấu chín cung cấp các chất dinh dưỡng sau: Protein, carbohydrate, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, natri, kẽm.

bi-viem-phe-quan-co-nen-an-tom-khong

Bị viêm phế quản có nên ăn tôm không?

Chính nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào như vậy mà tôm cung cấp nguồn năng lượng lớn, tăng cường hệ miễn dịch cho người cao tuổi sức khỏe yếu đang mắc bệnh viêm phế quản. Nhờ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể cung cấp nguồn năng lượng lớn cho bệnh nhân mắc viêm phế quản.

Ngoài những thành phần như đã kể trên, trong tôm có chứa nhiều chất chống oxy hóa mà cụ thể là astaxanthin. Hợp chất này đem tới nhiều tác dụng tuyệt vời như chống viêm bằng cách ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do là hỏng tế bào. Giúp tăng cường trí nhớ, duy trì hoạt động của tế bào thần kinh.

 

Gợi ý một số cách chế biến tôm cho người bị viêm phế quản

1. Tôm sú hấp nước dừa

Chuẩn bị nguyên liệu:

- Tôm 500 gam

- 1 trái dừa xiêm

- 2 củ hành tím

Cách thực hiện:

- Rửa sạch tôm, cắt bỏ râu, càng và bóc sạch vỏ.

- Chặt dừa chắt lấy nước, sau đó lấy phần cùi dừa.

- Xếp tôm lên phần dừa, đổ nước dừa vào rồi đun sôi lên.

- Sau đó đập dập hành tím bỏ vào nồi, nêm nếm gia vị vừa đủ.

tom-hap-nuoc-dua

Tôm hấp nước dừa

2. Tôm bóc vỏ sốt cà chua

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 200 gam tôm sú

- Một ít lát gừng mỏng

- 2 nhánh hành lá

- 1 bát nước sốt cà chua

Cách chế biến:

- Rửa sạch tôm, bóc vỏ và cắt hết râu tôm.

- Cho dầu vào chảo nóng thì cho tôm vào chiên cho đến khi chín tới.

- Sau đó cho thêm gừng vào phi thơm, rồi đổ nước sốt cà chua vào đảo đều.

- Cuối cùng cho hành lá đã cắt nhỏ vào, đảo đều là có thể sử dụng.

tom-boc-vo-sot-ca-chua

Tôm bóc vỏ sốt cà chua

 

 

Những thực phẩm nên kiêng cho người mắc viêm phế quản.

1. Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đối với bệnh nhân viêm phế quản, loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh bởi chúng chứa nhiều chất oxy hóa và chất béo bão hòa.

2. Đường tinh chế: Không chỉ bệnh nhân viêm phế quản mà ngay cả người bình thường cũng nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng đường tinh chế cao như nước ngọt, đồ uống có gas, kẹo, bánh ngọt, socola,…Chúng gây ức chế miễn dịch, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

3. Rượu bia, chất kích thích: Một số loại thực phẩm như đồ uống có cồn, chất kích thích, thực phẩm có hàm lượng natri cao, đồ ăn đóng hộp,…nên được cho vào danh sách “đen” sẽ làm cho tình trạng tắc nghẽn, khó thở trở nên trầm trọng hơn.

4. Các loại thịt cần hạn chế như: Các loại thịt được chế biến sẵn và thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu,…) nên hạn chế trong các món ăn dành cho người bị viêm phế quản. Nếu bổ sung các loại thịt này sẽ làm các triệu chứng của viêm phế quản trở nên nặng hơn. Thay vào đó bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm có nguồn vitamin D từ các loại cá béo như: cá hồi, cá thu.

Tags: Viêm phế quản cấp tính
  • Currently 0/5
Viêm phế quản có ăn được tôm không? Những món ăn nên kiêng cho người bị viêm phế quản.
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)