Những biểu hiện của viêm phế quản cấp ở người già, cách chăm sóc giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh
Bệnh viêm phế quản cấp ở người cao tuổi
Viêm phế quản cấp là một tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của phế quản lớn và trung bình. Bệnh có thể xảy ra bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ em và người già. Bệnh hay gặp lúc mùa lạnh hay lúc giao mùa, do sự lão hóa của tuổi tác nên sức đề kháng của người cao tuổi suy giảm dần, đặc biệt là người sức yếu, bệnh nền tiềm ẩn, nằm nhiều một chỗ. Biểu hiện lâm sàng là ho, khạc đờm. Bệnh có thể tự lành hay nhờ điều trị mà không để lại di chứng khi lành bệnh. Nhưng đối với trường hợp người cao tuổi mắc nhiều các bệnh lý trước đó, người có sức đề kháng yếu thì thời gian khỏi bệnh sẽ lâu và gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bệnh viêm phế quản ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây bệnh
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn và virus như: viêm mũi, viêm VA, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan. Các loại vi khuẩn thường gặp là: phế cầu, liên cầu khuẩn.
- Người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm: cúm, sởi, ho gà, sốt phát ban, thương hàn.
- Nhiễm khí độc hoặc là việc trong môi trường có các chất độc hại: clo, amoniac, acid, dung môi công nghiệp, chất độc hoá học.
- Yếu tố dị ứng: viêm phế quản cấp xảy ra ở người hen, phù nề...
Biểu hiện của bệnh viêm phế quản cấp ở người cao tuổi
Biểu hiện của viêm phế quản cấp thưởng người cao tuổi thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm người bệnh có sốt, đau đầu, đau nhức mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi. Sau đó triệu chứng ho tăng dần, có thể ho có đờm hoặc không, nhưng nhìn chung hầu hết các trường hợp đều ho kèm theo đờm. Có thể bắt gặp một số ít trường hợp bệnh nhân có cảm giác khó thở, hoặc có sốt, nặng nề hơn là đau tức ở vùng ngực. Bệnh nhân cần chú ý theo dõi các triệu chứng, nên đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải các tình trạng sau đây:
- Ho dai dẳng không dứt sau 7 ngày hoặc kéo dài hơn 20 ngày
- Ho nặng hơn, kèm theo sốt mới, đàm đổi màu mới có thể là dấu hiệu của viêm phổi đang phát triển
- Đau ngực khi ho, khó thở hoặc ho ra máu.
- Ho kèm theo giảm cân suy giảm thể thực nghiêm trọng
- Ho trên bệnh nền tim, phổi mạn tính.
- Ho dai dẳng ở người già trên 75 tuổi.
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C.
Biểu hiện của bệnh viêm phế quản cấp tính
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp.
Viêm phế quản cấp là bệnh dễ mắc phải ở lứa tuổi trên 65, bệnh có thể tự thoái lui mà không cần điều trị bằng thuốc Tây y. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp viêm phế quản cấp cần phải điều trị bằng kháng sinh. Vậy khi nào dùng kháng sinh cho bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp?
Như ta đã biết nguyên nhân hàng đầu của viêm phế quản cấp là do virus, vìvậy, trong nhiều trường hợp, viêm phế quản cấp không cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, đối với trường hợp người bệnh viêm phế quản cấp có những dấu hiệu của bệnh do vi khuẩn như khạc đờm xanh, đờm vàng, hoặc đờm mủ, hoặc những trường hợp viêm phế quản cấp ở người có nguy cơ cao như:
- Viêm phế quản cấp ở người có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch.
- Viêm phế quản cấp ở người trên 65 tuổi có ho cấp tính hoặc bệnh nhân trên 80 có tiền sử mắc các bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2; tiền sử suy tim sung huyết; hiện đang dùng corticoid uống.
Với những trường hợp trên được các thầy thuốc kê đơn điều trị với kháng sinh. Các thuốc kháng sinh thường dùng bao gồm: nhóm macrolide, quinolone, betalactam.
Kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp
Điều trị triệu chứng của bệnh bằng các phương pháp sau:
- Có thể dùng thêm các thuốc long đờm trong trường hợp có đờm đặc, hoặc khó khạc đờm.
- Người bệnh không nên dùng thuốc giảm ho, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của bệnh nhân.
- Khi điều trị tối ưu mà bệnh nhân còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác.
- Uống nhiều nước để làm loãng dịch đờm trong cổ họng.
Thực hiện chăm sóc cơ bản cho bệnh nhân.
- Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế nằm ngửa, đầu cao, đảm bảo thông thường đường hô hấp.
- Phòng nghỉ của người bệnh đảm bảo thoáng mát, yên tĩnh.
- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.
- Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân, tránh gió lùa gây lạnh.
- Hướng dẫn cách ho, khạc đờm cho bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ, y tá.
Chăm sóc người cao tuổi mắc viêm phế quản cấp
- Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và cho uống nhiều nước ấm để là loãng đờm.
- Vệ sinh sạch sẽ răng miệng và cơ thể hằng ngày, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân, áo quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.
- Đối với trường hợp bệnh nhân ho quá nhiều, thực hiện phương pháp sau: nằm đầu cao, nghiêng về một bên, cho bệnh nhân uống nhiều nước ấm, làm ấm và ẩm không khí để bệnh nhân dễ thở, các biện pháp trên có hiệu quả cao trong việc làm long đờm, giúp dễ dàng loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng.
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
-
Bạn đã hiểu đúng về bệnh viêm phế quản và hen phế quản?
-
Mắc viêm phế quản mãn tính do nghề nghiệp cực kỳ nguy hiểm, bạn nên thận trọng!
-
Viêm phế quản có thể gây tử vong, điều mà ít người nghĩ đến!
-
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng 5 bài thuốc từ gừng
-
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
Cổ họng bị đau và sưng gây cản trở và cảm giác khó chịu cho...
-
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm... -
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ... -
Viêm phế quản ở người lớn có lây không?
Viêm phế quản ở người lớn có lây không là thắc mắc của rất nhiều...