Viêm phế quản phổi ở người lớn có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Theo giải phẫu, phế quản là những đường dẫn khí lớn nối từ đường khí quản đến phổi. Những phế quản này phân tách thành nhiều ống khí nhỏ được gọi là tiểu phế quản có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Những túi khí nhỏ ở cuối các tiểu khí quản được gọi là phế nang, ở đây diễn ra sự trao đổi oxy từ phổi và carbon dioxide từ máu.
Bệnh viêm phế quản phổi xảy ra khi xuất hiện tình trạng viêm, nhiễm trùng cấp lan tỏa ở phế quản, phế nang phổi và cả các mô kẽ. Bệnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh viêm phế quản phổi thường xảy ra vào mùa đông, bệnh dễ dàng tiến triển nhanh, nặng nề và nguy hiểm. Thậm chí, nếu bệnh nhân không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn
Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi
Giống như nhiều bệnh hô hấp khác, viêm phế quản phổi là bệnh gây nên do sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Mặt khác, có nhiều yếu tố nguy cơ khác cũng là tác nhân khiến bệnh viêm phế quản phổi khởi phát như:
+ Vi khuẩn, virus: Có thể kể đến như: các chủng herpes virus, virus cúm, virus đại thực bào hô hấp,… và nhóm vi khuẩn như Chlamydia, nhóm vi khuẩn gây mủ, Mycoplasma,… Tuy nhiên, chúng có tỷ lệ gây bệnh thấp hơn so với các chủng virus.
+ Nhiệt độ thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi để tình trạng kích ứng niêm mạc hô hấp xảy ra, dẫn tới sưng - viêm phế quản. Khi đó, hệ miễn dịch của con người yếu hơn, virus và vi khuẩn cũng dễ dàng tấn công hơn.
+ Đặc thù công việc: Người bị viêm phế quản phổi thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, hóa chất nồng độ cao, làm việc trong bệnh viện, tiếp xúc với nguồn bệnh thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
+ Lối sống: Nguy cơ bị viêm phế quản phổi xảy ra cao hơn ở người nghiện rượu, có tiền sử hút thuốc nhiều năm, ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, sinh hoạt làm việc không khoa học… dễ có khả năng mắc các bệnh về phế phổi.
+ Người bệnh có sức đề kháng kém hoặc đã bị suy yếu: khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công với các tác nhân gây hại, có hai đối tượng sức đề kháng yếu bạn cần lưu ý đó là trẻ em và người cao tuổi.
+ Các bệnh lý như trào ngược dạ dày, nhiễm trùng phổi, các bệnh liên quan đến phổi là nguyên nhân khiến ảnh hưởng đến phổi và phế quản bị tổn thường, dễ dẫn đến nhiễm trùng và tiến triển thành viêm phế quản.
Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi
Triệu chứng và điều trị viêm phế quản phổi ở người lớn.
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi thường dễ nhận biết và có biểu hiện rõ ràng. Các dấu hiệu bao gồm:
+ Sốt nhẹ
+ Đau đầu, đau nhức mỏi người
+ Đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi
+ Ho nhiều và và tăng dần, có đờmhoặc không có đờm
+ Một số trường hợp khó thở, đau tức vùng ngực.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản phổi
Để quá trình điệu trị bệnh đạt hiệu quả tối ưu nhất, cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Việc sử dụng kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị là:
+ Viêm phế quản phổi do tụ cầu: Các loại thuốc thường sử dụng là Cloxacillin, Bristopen, Vancomycin, Cefobis.
+ Viêm phế quản phổi do vi trùng: Phổ biến là thuốc Cloramphenicol.
+ Kháng sinh: thường là Ampicillin, Amikacin… chống lại vi khuẩn gây viêm và nhiễm trùng tại phế quản, phế nang phổi.
+ Thuốc long đờm, loãng đờm như carbocistein, acetylcystein, bromhexi khi người bệnh có nhiều đờm trong cổ.
+ Thuốc giãn phế quản và các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản phổi bằng thảo dược như:
+ Cao gừng: Lấy 300g mật ong trộn cùng 500g nước cốt gừng, sau đó nấu thành cao và uống hàng ngày. Bài thuốc từ cao gừng có tác dụng giảm triệu chứng viêm phế quản phổi rất hiệu quả.
+ Củ cải: Chuẩn bị khoảng 2 củ cải tươi, rửa sạch ép lấy nước và trộn với mật ong để uống. Mỗi ngày sử dụng 2 lần sẽ giúp lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông khí ở phổi vô cùng hiệu quả.
+ Cao tỏi: Bệnh nhân viêm phế quản phổi dùng 6 lạng tỏi sống, bóc sạch vỏ, băm nhuyễn. Trộn tỏi với 900g mật ong rồi ninh thành cao, mỗi ngày uống 9 thìa sẽ thấy bệnh có sự cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, bạn cũng nên thiết lập một lối sống sinh hoạt hợp lý. Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, tập luyện thể dục thường xuyên nâng cao sức đề kháng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
-
Bạn đã hiểu đúng về bệnh viêm phế quản và hen phế quản?
-
Mắc viêm phế quản mãn tính do nghề nghiệp cực kỳ nguy hiểm, bạn nên thận trọng!
-
Viêm phế quản có thể gây tử vong, điều mà ít người nghĩ đến!
-
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng 5 bài thuốc từ gừng
-
Đau và sưng cổ họng: Nguyên nhân, cách nhận biết sớm và phương pháp điều trị
Cổ họng bị đau và sưng gây cản trở và cảm giác khó chịu cho...
-
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm...
-
Ho có ăn được trứng gà không
Bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, thì việc quan tâm... -
Chữa ho có đờm bằng húng chanh, phương pháp chữa ho hiệu quả từ Y học cổ truyền
Việc chữa ho có đờm bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian từ... -
Viêm phế quản ở người lớn có lây không?
Viêm phế quản ở người lớn có lây không là thắc mắc của rất nhiều...